Nhiều thí sinh còn cảm thấy khá “e ngại” khi nhắc đến kỹ năng IELTS Writing, đặc biệt là những người mới bắt đầu học từ con số 0. Kỹ năng Writing là kỹ năng khó đạt được band điểm cao, đồng thời cần dành nhiều thời gian để luyện tập nhất. Trong bài viết dưới đây, FLYER sẽ gợi ý lộ trình học Writing IELTS cho người mới bắt đầu. Cùng tìm hiểu bạn nhé!
1. Tổng quan về bài thi Writing IELTS
Người mới bắt đầu học Writing IELT cần tìm hiểu các thông tin cần biết về kỳ thi IELTS nói chung và bài thi Writing nói riêng. Bài thi IELTS Writing bao gồm 2 phần: Task 1 và Task 2 với yêu cầu về nội dung và độ dài như sau:

*Lưu ý: Tổng thời gian làm bài IELTS Writing là 60 phút, thí sinh tự phân bổ thời gian hoàn thành từng phần thi sao cho hợp lý.
Chi tiết hơn về cấu trúc, các dạng câu hỏi và tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS Writing, bạn tham khảo trong bài viết: Cấu trúc đề thi IELTS Writing mới nhất & Cách lập dàn ý 2 tasks chi tiết
2. Lộ trình học Writing IELTS cho người mới bắt đầu
Với lộ trình học Writing IELTS cho người mới bắt đầu, FLYER gợi ý bạn không nên học trực tiếp Task 1 và Task 2 ngay. Thay vào đó, bạn cần ưu tiên tập trung xây dựng phần “gốc” kiến thức về kỹ năng viết trước tiên, sau đó luyện tập viết bài luận Task 1, 2 theo hướng dẫn và cuối cùng là luyện đề. Dưới đây là gợi ý các giai đoạn học tập cụ thể.
2.1. Giai đoạn 1: Bổ sung kiến thức nền
- Thời gian học gợi ý: 3-5 tháng. (Phụ thuộc vào mức độ tiếp thu kiến thức của từng học viên.)
- Thời lượng học mỗi ngày: 1,5-2 tiếng/ ngày.

Kiến thức về kỹ năng viết nhìn chung tương đối nhiều và rộng, bởi gần như bạn cần thông thạo tất cả những điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Để giúp bạn ôn luyện đúng trọng tâm hơn, sau đây FLYER sẽ “gói gọn” toàn bộ những kiến thức nền cơ bản bổ trợ cho bài thi IELTS Writing.
2.1.1. Ngữ pháp cơ bản
Khi tiến hành viết bài, bạn cần nắm chắc kiến thức quan trọng để tránh mắc lỗi sai và “ăn điểm” tiêu chí “sử dụng đa dạng các cấu trúc ngữ pháp”. Những chủ điểm mà bạn cần ghi nhớ sẽ được FLYER tổng hợp trong bảng sau.
Video tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp cơ bản:
Xem thêm: 16 website luyện thi IELTS miễn phí các kỹ năng
2.1.2. Từ vựng cơ bản

Bên cạnh luyện tập ngữ pháp, bạn cũng cần bổ sung thêm vốn từ vựng để chuẩn bị ôn tập tốt bài thi IELTS Writing. Để đạt điểm cao, bạn không chỉ cần ghi nhớ các từ vựng chủ đề khác nhau mà còn cần nắm vững các từ nối và các từ đặc trưng cho từng dạng bài.
- 5000 từ vựng IELTS với 33 chủ đề thông dụng
- Liên từ phổ biến trong tiếng Anh
- Các trang web học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Tải PDF từ vựng cơ bản hỗ trợ học Writing IELTS cho người mới bắt đầu:
Để việc học từ vựng IELTS không còn nhàm chán, FLYER gợi ý một số phương pháp giúp bạn ghi nhớ từ vựng hiệu quả và tối ưu thời gian học tập.
2.1.3. Tài liệu ôn tập IELTS giai đoạn 1
Gợi ý một số tài liệu ôn tập ngữ pháp cho giai đoạn này:
Gợi ý tài liệu học từ vựng cho người mới bắt đầu:
- Sách Oxford Word Skill (2000 từ vựng với hơn 60 chủ đề phổ biến)
- 16 chủ đề từ vựng thường gặp trong IELTS
- 5000 từ vựng IELTS thông dụng theo chủ đề
2.2. Giai đoạn 2: Học Writing IELTS Task 1
Đây là giai đoạn tiếp theo trong lộ trình học IELTS Writing. Thời gian để bạn thành thạo dạng bài này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên 2-3 tháng là thời gian được đánh giá đủ để bạn nắm vững toàn bộ kiến thức cần thiết.
- Thời gian học trong tuần: 3-4 buổi/ tuần.
- Thời gian học: 45-60 phút/ ngày.
Sau đây, FLYER sẽ gợi ý các bước ôn tập phần thi Writing IELTS Task 1.
2.2.1. Hướng dẫn triển khai
Để viết hoàn chỉnh được các dạng bài Writing Task 1, bạn cần nắm chắc từng bước thực hiện: Từ đọc hiểu đề bài đến cách thu thập và phân tích các thông tin quan trọng trong biểu đồ.

Bước 1: Phân tích đề bài
Thí sinh nên dành ra khoảng 1-2 phút để phân tích đề bài bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Đối tượng (chủ ngữ) của biểu đồ là gì?
- Đơn vị là gì?
- Có mốc hay khoảng thời gian không? Thì của động từ?
- Dạng bài sẽ viết là gì? (Biểu đồ cột, Bản đồ, Quy trình,…)
Bước 2: Lập dàn ý
Dàn ý sẽ giúp bạn định hình được các nội dung cần thiết nên đưa vào bài viết, căn chỉnh thời gian dành cho các đoạn văn cũng như dễ dàng rà soát sau khi hoàn thiện.
Gợi ý cấu trúc chung dàn ý IELTS Writing Task 1:
Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh
- Introduction (Mở bài):
Khi viết phần mở đầu, bạn nên tóm tắt các thông tin chính được cung cấp trong đề bài. Chỉ cần sử dụng 1-2 câu để trình bày nội dung của biểu đồ và các mốc thời gian đáng chú ý. Để phần giới thiệu (Introduction) phản ánh trọn vẹn nội dung của Task 1, bạn có thể sử dụng kỹ thuật paraphrase (diễn đạt lại) thông tin từ đề bài.
Gợi ý cấu trúc paraphrase đề bài:
Subject (1) + Verb (2) + What (3) + Where (4)+ When (5)

Ví dụ:
- Viết overview:
*Lưu ý: Writing Task 1 không viết phần Conclusion (Kết bài), chính vì vậy, phần Overview sẽ đóng vai trò như kết luận của bài viết. Như vậy, bạn cần viết phần Overview thật đầy đủ và chính xác để nhất quán luận điểm xuyên suốt bài viết.
- Viết thân bài 1 và 2:
Phần này bạn cần phân tích các sự thay đổi giữa 2 (hoặc 3) biểu đồ cho ở đề bài. Một số cách viết thân bài 1 và 2 phổ biến:
5 cấu trúc xây dựng câu gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện 2 đoạn văn:
Chú thích:
- S (Subject): Chủ ngữ
- Adj (Adjective): Tính từ
- N (Noun): Danh từ
2.2.2. Bài mẫu Writing IELTS Task 1

Dưới đây là một số bài mẫu với đầy đủ các dạng bài mà bạn có thể tham khảo cho lộ trình học Writing IELTS Task 1. Bạn có thể học cách triển khai các ý trong các bài mẫu và vận dụng vào bài viết của mình.
Đề bài:
The line graph shows the percentage of New Zealand’s population from 1950 to 2050.
Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.
Bài mẫu tham khảo:
Download bài mẫu IELTS các dạng bài:
2.2.3. Tài liệu ôn luyện Writing IELTS giai đoạn 2

Các tài liệu ôn tập phù hợp cho giai đoạn 2 mà bạn có thể tham khảo:
Sách học Writing Task 1:
- The complete IELTS Writing
- IELTS Advantage Writing Skills
- Intensive IELTS Writing
- Improve your IELTS Writing Skills
Bộ từ vựng IELTS Writing Task 1:
2.3. Giai đoạn 3: Học Writing IELTS Task 2
Writing Task 2 chiếm phần trăm tổng điểm cao hơn Task 1, vì vậy các thí sinh cần dành nhiều thời gian hơn để ôn tập. Task 2 yêu cầu thí sinh “chắc” kiến thức ngữ pháp, xã hội và tư duy logic để viết được bài luận đạt điểm cao. Trong giai đoạn 3 của lộ trình học Writing IELTS cho người mới bắt đầu, FLYER sẽ tổng hợp các cách học hiệu quả đối với từng dạng bài Task 2.
- Thời gian gợi ý: 3-5 tháng.
- Thời gian luyện tập hàng tuần: 3-4 buổi/ tuần.
- Thời gian luyện tập hàng ngày: 45-60 phút/ ngày.
2.3.1. Luyện viết các dạng bài thường gặp
Việc luyện tập viết thường xuyên sẽ giúp bạn ứng dụng nhuần nhuyễn các kiến thức từ vựng, ngữ pháp trong giai đoạn 1 vào 1 bài luận theo chủ đề cụ thể. Khi đã hình thành phản xạ viết, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho phần cấu trúc câu văn, thay vào đó là tập trung suy nghĩ về các ý tưởng cho đề bài.
Cấu trúc chung cho các dạng bài luận Task 2:
- Introduction (Mở bài)
- Body 1,2 (Thân bài 1, 2)
- Conclusion (Kết bài)
Mỗi dạng bài sẽ có những cách triển khai khác nhau sao cho phù hợp. Dưới đây là gợi ý cách viết từng dạng bài, hỗ trợ bạn ôn luyện một cách chuẩn chỉnh và đầy đủ hơn.
Dạng bài Argumentative/Opinion/Agree/Disagree

Argumentative Essay, còn được gọi là Opinion Essay hoặc Agree/Disagree Essay, là một dạng bài viết trong đó tác giả trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề quen thuộc trong xã hội. Những câu hỏi thường gặp trong dạng bài này gồm:
- What is your opinion?
- To what extent do you agree/ disagree?
- Do you agree or disagree?
Dấu hiệu nhận biết một bài Argumentative Essay là sự xuất hiện của các cụm từ “agree” hoặc “disagree”. Tương ứng với hai câu hỏi, có ba cách trả lời và thể hiện quan điểm cá nhân:
- Hoàn toàn đồng ý với ý kiến đưa ra.
- Hoàn toàn không đồng ý với ý kiến đưa ra.
- Đồng ý với một phần, không đồng ý với một phần hoặc ngược lại.
Dàn bài Argumentative Essay:
Gợi ý một số cấu trúc câu phù hợp với dạng bài Agree/ Disagree:
Dạng bài: Bài luận thảo luận (Discussion Essay)

Dạng bài Discussion Essay yêu cầu thí sinh trình bày và phân tích hai quan điểm đối lập về một vấn đề, đồng thời đưa ra ý kiến cá nhân. Khi luyện tập, bạn cần lưu ý duy trì tính khách quan trong quá trình phân tích các góc độ của vấn đề trước khi trình bày quan điểm riêng.
Một số từ khóa điển hình để nhận biết dạng bài Discussion Essay:
Dàn bài Discussion Essay:
Để giúp bạn tối ưu thời gian ôn tập, FLYER sẽ gợi ý các mẫu câu mà bạn có thể sử dụng cho bài viết của mình:
Dạng bài Advantages/Disadvantages
Các câu hỏi trong phần luận Advantages/Disadvantages (Ưu điểm/Nhược điểm) của bài thi IELTS thường được chia thành 2 yêu cầu chính:

Dàn bài Advantages/ - Disadvantages:
Gợi ý một số cấu trúc câu văn sử dụng cho dạng bài Advantages and Disadvantages:
Dạng bài Problems and Solutions

Dạng bài Problem and Solution (Vấn đề và giải pháp) yêu cầu thí sinh phân tích nguyên nhân hoặc các tác động của một vấn đề cụ thể, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là dạng bài tương đối khó bởi thí sinh cần tư duy và đưa ra những giải pháp một cách logic.
Để nhận biết được đây là dạng bài Problem and Solution, bạn cần đọc kỹ đề bài và tìm kiếm các từ khóa liên quan như: “problem”, “cause”, “reason”, “solution”, “measure”,… Đôi khi, các từ này không được đề cập trực tiếp trong đề bài, vì vậy bạn cần phải đọc và phân tích đề thật kỹ.
Một số câu hỏi điển hình của dạng bài này:
Gợi ý dàn ý cho dạng bài Problem and Solution:
Gợi ý một số cấu trúc câu cho dạng bài Problems and Solutions:
Dạng bài Two-Part Question
Two-Part Question Essay (Bài luận 2 câu hỏi) yêu cầu trả lời 2 câu hỏi liên quan đến 1 chủ đề được đưa ra. Dạng bài này sẽ có bố cục tương đối đơn giản và rõ ràng, bạn tham khảo dàn ý FLYER gợi ý dưới đây:

Dạng bài luận 2 câu hỏi tuy có dàn ý đơn giản, nhưng phạm vi của câu hỏi lại tương đối rộng. Điều này gây ra khó khăn và thử thách đối với nhiều thí sinh. Trong bảng dưới đây, FLYER sẽ gợi ý tới bạn một số mẫu câu nhằm hỗ trợ quá trình viết bài.
Xem thêm: 170 bài mẫu IELTS Writing Task 2 theo 16 chủ đề thường gặp
2.3.2. Bài mẫu Writing IELTS Task 2
Việc tham khảo các bài mẫu sẽ giúp bạn luyện tập được cách lên ý tưởng, triển khai ý tưởng sao cho logic. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể vận dụng những mâu câu phù hợp cho bài luận của mình. Dưới đây, FLYER đã tổng hợp giúp bạn những bài mẫu Writing Task 2 với đa dạng các chủ đề.
2.3.3. Tài liệu ôn luyện Writing IELTS giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn bạn đã nắm vững được các kiến thức về ngữ pháp và từ vựng một cách tương đối. Vì vậy, thời gian này bạn cần bổ sung kiến thức về cách làm bài chuẩn xác để hoàn chỉnh kế hoạch học tập của mình. 4 đầu sách dưới đây cung cấp những kiến thức quan trọng của dạng bài Writing Task 2:
- Improve your IELTS Writing Skills
- Collins - Writing for IELTS
- 15 Days’ Practice for IELTS Writing
- Write Right 1, 2, 3
2.3. Giai đoạn 4: Luyện đề và chữa bài

Giai đoạn cuối cùng trong lộ trình học IELTS Writing cho người mới bắt đầu giúp bạn tổng quát lại toàn bộ kiến thức ôn tập của Task 1 và Task 2. Đây cũng được đánh giá là giai đoạn quan trọng, quyết định tới số điểm của thí sinh trong kỳ thi chính thức. Sau đây, FLYER sẽ gợi ý tới bạn nguồn/ website luyện đề Writing:
Bên cạnh những nguồn tài liệu trên, bạn cần xây dựng kế hoạch ôn tập hiệu quả cho giai đoạn này. Thời gian luyện đề nên kéo dài khoảng 4-8 tuần, tùy thuộc vào trình độ hiện tại và mục tiêu của bạn.
Thời gian ôn tập đề xuất:
Cách luyện đề mang lại hiệu quả cao:
Trong quá trình ôn luyện đề, việc chữa bài có vai trò quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến sự tiến bộ của bạn. Để quá trình chữa bài có hiệu quả, bạn có thể tham khảo 3 cách sau:
- Nhờ thầy/ cô/ mentor chấm và chữa bài.
- Tham gia các nhóm/ cộng đồng trao đổi ý kiến.
- Sử dụng công cụ chấm chữa bài trực tuyến như Grammarly hoặc ProWritingAid.
3. Lưu ý khi học Writing IELTS cho người mới bắt đầu
Vào thời điểm mới bắt đầu học IELTS, bạn sẽ thường xuyên gặp phải các tình huống “khó nhằn” trong lúc ôn tập. Để tránh những lỗi sai trong quá trình học Writing IELTS trong giai đoạn đầu, FLYER sẽ tổng hợp những lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ:
- Không sử dụng quá nhiều từ vựng “cao siêu”: Nhiều bạn nhầm tưởng rằng sử dụng càng nhiều từ vựng phức tạp thì band điểm sẽ càng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, bạn khó có thể nắm rõ được cách sử dụng của những từ này, dẫn đến việc đặt từ vựng vào sai ngữ cảnh, làm mất điểm tiêu chí “Lexical Resource”.
- Luyện tập lập dàn ý thật nhuần nhuyễn: Nhiều bạn thường bỏ qua bước này mà tiến hành vào thực hành viết bài ngay. Khi không có dàn ý, bài viết dễ thiếu ý và thiếu sự logic.
- Học từ vựng theo chủ đề: Đây là phương pháp học Writing IELTS cho người mới bắt đầu mà bạn nên áp dụng để “nhớ sâu, nhớ lâu”. Không nên học từ mới “rải rác”, bởi học như vậy khiến bạn khó tiếp thu và nhanh quên từ sau khi học.
5. Câu hỏi thường gặp
6. Tổng kết
Trên đây là chi tiết lộ trình học Writing IELTS cho người mới bắt đầu. Mỗi giai đoạn trong lộ trình đều vô cùng quan trọng, vì vậy bạn cần nắm vững kiến thức trước khi tiến đến giai đoạn tiếp theo. Đừng quên lưu lại lộ trình FLYER đã gợi ý và luyện tập đều đặn bạn nhé!
Xem thêm:
- 14 Tips học Listening IELTS: Bí quyết khiến bài nghe không còn là “nỗi ám ảnh”
- 15 TIPS học IELTS Speaking hiệu quả tại nhà: Bí quyết đạt Band 7.0+ đến từ các chuyên gia ngôn ngữ
- Lộ trình học Speaking IELTS đạt 6.5+ sau 6 tháng