Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần)

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) trong Ngữ văn lớp 7 tập 1 giúp bạn thấu hiểu câu chuyện về sự sáng tạo đồng thời tôn vinh tình cảm gia đình. Mối quan hệ bạn bè cũng được tác giả lồng ghép cực kỳ uyển chuyển trong tác phẩm của mình.

Trước khi đọc

Soạn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Trước khi đọc theo hướng dẫn tại Trang phân tích văn học Thepoetmagazine giúp bạn hiểu phần nào nội dung tác phẩm tại nhà. Ngay từ nhan đề đã có thể hình dung điều tác giả muốn truyền tải đến với người đọc là gì.

1/ Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Trong cuộc đời này, có người thì ngất ngây trước một bông hoa hồng ngào ngạt hương thơm, sắc màu quyến rũ hay quyến luyến những bông cúc vàng ươm trong chiều thu se lạnh; có người lại đắm mình trước bông huệ trắng muốt duyên dáng, bông phong lan tím yểu điệu hay nhành thược dược nhỏ nhắn và lộng lẫy,… Thế giới loài hoa luôn đem lại nhiều khoái cảm thẩm mĩ cho con người, giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn và có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống.

Để có thể nhận ra được chính xác từng loài hoa, chúng ta có thể ngắm kĩ màu sắc và đặc điểm của bông hoa ấy (nhị, nhụy, đài, cánh hoa,…); hoặc có thể nhắm mắt lại hít thật sâu hương thơm của hoa mà mình yêu thích, tận hưởng mùi hương đặc trưng riêng của từng loài hoa,… Hoặc chúng ta cũng có thể tra cứu để tìm hiểu thêm đặc điểm của từng loại hoa và cách nhận dạng của loài hoa ấy.

2/ Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Soạn văn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ giúp em nhận ra rằng, nhan đề là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ, thể hiện chủ đề của văn bản. Đây là nhan đề độc đáo, thú vị, gợi sự tò mò và gây ấn tượng cho người đọc. Nhan đề này là sự kết hợp giữa hai vế có nội dung mang tính chất đối lập “nhắm mắt” mà vẫn “mở cửa sổ”. Thường thì con người ta mở cửa sổ để ngắm nhìn không gian ngoài kia, nhưng theo cách đặt nhan đề của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần thì các nhân vật trong tác phẩm dường như đang cảm nhận cuộc sống theo một cách thức mới lạ. Cửa sổ ở đây phải chăng chính là tâm hồn. Mở cửa sổ là mở rộng tâm hồn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, bạn sẽ cảm nhận được những điều kì diệu trong thiên nhiên, lắng nghe được những giai điệu ngọt ngào của cuộc sống, phát hiện được cuộc sống xung quanh ta có những điều thật thú vị, đáng trân trọng bằng cả tâm hồn mình.

soạn bài vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Nhan đề ấn tượng tạo cảm giác hứng thú cho người đọc

Đọc văn bản

Hướng dẫn soạn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 phần Đọc văn bản về chi tiết tình cảm gia đình, mô tả nhân vật, cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật “tôi”:

1/ Những chi tiết trong lời kể về bố của nhân vật “tôi”.

2/ Lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật.

Nhân vật người bố:

Nhân vật người con - “tôi”:

=> Qua những chi tiết trên, chúng ta cảm nhận được tính cách của các nhân vật: người bố vui tính, yêu thương con và có phương pháp dạy con nhận biết những điều thật bình dị nhưng cũng rất thú vị có ngay trong thiên nhiên xung quanh ta; người con hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn nhạy cảm, ham học hỏi những điều bố dạy,…

soạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Cậu bé “tôi” trong tác phẩm là người nhạy cảm, tinh tế và hồn nhiên

3/ Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Soạn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chi tiết giúp em nhận thấy được sự nhạy cảm của nhân vật “tôi”. Cậu có thể giúp bố cứu được Tí nhờ khả năng lắng nghe âm thanh tài tình (đọc lại đoạn trích “Trò chơi này, tôi có một kỉ niệm đáng nhớ … du dương như một bài hát” để hiểu lý do). Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét (điều này “tôi” học được từ những điều bố đã dạy).

4/ Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố vì muốn nghe âm thanh từ cái tên, bởi bố có nói mỗi cái tên đều là một âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống.

5/ Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà.

Chính thái độ của người bố khi nhận món quà của Tí (vì Tí luôn dành những trái ổi ngon nhất để dành tặng nên người bố dù không thích ăn ổi nhưng vì là quà của Tí nên bố vẫn ăn) đã giúp cho “tôi” hiểu được: cần phải có thái độ trân trọng, biết ơn với món quà mà mình được nhận.

“Tôi” hiểu sâu sắc hơn giá trị, ý nghĩa của những món quà bình dị, gần gũi có ngay trong cuộc sống của mình qua lời giảng giải của bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó … Một nụ hồng cũng là một món quà sang trọng … cả con người tôi cũng là món quà của bố”.

Biết trân trọng, nâng niu những món quà bình dị trong cuộc sống: “Tôi hiểu, khu vườn là món quà bất tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món quà lớn,…”.

Cảm nhận được rằng bố chính là “món quà” đặc biệt nhất, tuyệt vời nhất, “bự” nhất trong cuộc đời của “tôi”: “Tôi chạm phải bố. Tôi la lên: - A! Món quà này của tui. Ôi cái món quà này bự quá!”.

6/ Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?

Điều bí mật mà nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là sự cảm nhận, nhận biết những loài hoa bằng mũi chứ không phải bằng mắt. Nhân vật “tôi” hiểu khu vườn nói gì, hiểu giờ là mùa gì, bông hoa nào đang nở, tên gì … Và những điều tuyệt vời ấy, “tôi” đã được bố dạy.

soạn văn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Nhân vật “tôi” cảm nhận các loài hoa qua mũi nhờ được bố dạy

Trả lời câu hỏi

Nhân vật người bố trở nên rõ nét hơn qua phần Trả lời câu hỏi khi soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chi tiết. Có thể thấy nhân vật “Tôi” rất yêu quý bố của mình và có sự quan sát tỉ mỉ với đấng sinh thành.

1/ Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay: “Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một”, và bằng cách ngửi mùi hương của hoa: “Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa”.

2/ Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi” (người con).

Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả một cách khách quan tính cách của nhân vật người bố, vừa thể hiện được tình cảm chủ quan, chân thật của nhân vật “tôi”, đồng thời khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo sự tin cậy cho người đọc.

3/ Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết giúp em có những cảm nhận đó.

Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: Bố là người kiên nhẫn dạy con cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn, qua đó gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình.

Một số chi tiết khiến em có cảm nhận về người bố:

Bố là người gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết, coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời.

Bố là người có tâm hồn phong phú, yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống thiên nhiên,… Gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình vì thiên nhiên là quà tặng cuộc sống.

Yêu thương trẻ con, trân trọng món quà bình dị xuất phát từ tấm lòng của Tí (vì Tí luôn dành những trái ổi ngon nhất để dành tặng nên người bố dù không thích ăn nhưng vì quà của Tí nên bố vẫn ăn). Qua đó, bố dạy con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà, giúp “tôi” hiểu được: cần phải có thái độ trân trọng, biết ơn với món quà mà mình được nhận.

=> Có thể thấy, nhân vật người bố là một người yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu, có phương pháp dạy con đúng đắn; giúp con nhận ra những giá trị tốt đẹp có ngay trong những điều bình dị xung quanh, có thái độ trân trọng những điều bình dị nhưng vô cùng quý giá đó. Bố chính là người nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống đẹp cho “tôi”.

văn bản vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Nhân vật người bố trong đoạn trích tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

4/ Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu?

Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe được âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào.

Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

Chi tiết này liên hệ với chi tiết nhân vật “tôi” chỉ nghe tiếng bước chân của người bố cũng có thể đoán ra chính xác bố đang cách mình bao nhiêu bước chân, bao nhiêu mét.

5/ Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố:

=> Yêu quý bố, cảm nhận được tình cảm ấm áp, sự quan tâm của bố dành cho mình, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn.

=> Cảm thấy thích thú, vui thích khi được bố dạy cho cách đoán nhận các loài hoa bằng cảm giác và khứu giác, qua lời kể của nhân vật “tôi”, bố là người rất gần gũi, thân thiện.

=> Bố là người vui tính, hiểu được tâm lí trẻ thơ. “Tôi” cảm thấy yêu quý, trân trọng tình cảm của bố dành cho “tôi”.

=> Thể hiện niềm tự hào, ngưỡng mộ của “tôi” dành cho bố - bố là người vô cùng tuyệt vời.

=> Trân trọng, biết ơn bố, với “tôi”, bố là “món quà” quý giá nhất trong cuộc đời; qua đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu, lòng biết ơn sâu sắc của “tôi” dành cho bố.

Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi: về Tí:

=> Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người của nhân vật “tôi”. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng.

6/ Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì? Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống của nhân vật?

Nhân vật “tôi” đã phát hiện bí mật gồm: Tiếng những bước chân, mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” được cả khu vườn, cả bông hồng trong đêm tối,…

=> Những bí mật ấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu thêm tâm hồn của nhân vật “tôi” giúp “tôi” biết trân trọng những “món quà” tuyệt vời ngay trong khu vườn nhà mình, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị bình dị của cuộc sống.

7/ Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”, vì vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, mà chính cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá.

Từ tác phẩm Ngữ văn 7 Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, bởi đó là tình cảm, tấm lòng mà họ đã dành cho chúng ta.

Kết luận

Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần) mang đến cho học sinh cách sáng tạo, tư duy mới trong cách cảm nhận cuộc sống. Tình cảm gia đình và bạn bè cũng được nêu bật, tạo ra cái nhìn tốt đẹp hơn về thế giới xung quanh.

XEM THÊM:

  • Soạn văn 7 bài Người thầy đầu tiên của Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp
  • Soạn văn Gò Me trả lời câu hỏi đầy đủ
  • Soạn văn 7 Đường Núi tác giả Nguyễn Đình Thi

Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-vua-nham-mat-vua-mo-cua-so-a74098.html