Theo dõi tài liệu soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. The POET đã giúp bạn chuẩn bị bài đầy đủ để có một buổi học chất lượng hơn.
Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo - Câu hỏi chuẩn bị đọc và đọc hiểu văn bản.
Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” khiến cho em liên tưởng đến hình ảnh triền đê xanh mướt, những con trâu con bò thung thăng gặm cỏ, những cơn gió lộng mát từ mặt sông, và em cùng các bạn đang thả diều…
Bên cạnh hình ảnh quen thuộc em luôn nhớ đó, cụm từ “vẻ đẹp quê hương” còn khiến em liên tưởng đến những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng…
Qua câu ca dao này, em cảm nhận được kinh thành Thăng Long với 36 phố phường buôn bán tấp nập; với những tên phố đầy ấn tượng và có nét đặc trưng riêng, hình ảnh riêng cho từng con phố (Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chuối, Hàng Nón, Hàng Giấy, Hàng Gà,…). Thăng Long thực sự là nơi đông đúc, nhộn nhịp.
Hướng dẫn theo dõi và trả lời câu hỏi, soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm đặc biệt là:
Những từ ngữ “phồn hoa thứ nhất Long Thành” thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội; “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa của tác giả khi phải xa Thăng Long.
Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của quê hương, dân tộc; tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi và chiến thắng giặc Minh).
Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện qua bài ca dao này là: Tình yêu quê hương gắn liền với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Em cảm nhận về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3 là:
Bình ĐỊnh có nhiều vẻ đẹp từ tự nhiên đến con người: vẻ đẹp thiên nhiên với các thắng cảnh Vọng Phu, Thị Nại, Cù Lao Xanh; của con người với lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thủy, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.
Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có Cù Lao xanh.”:
Đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3:
Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú, giàu có về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng vùng Tháp Mười.
Qua đó, người đọc thấy được tình cảm của tác giả đối với vùng đất này là sự sảng khoái, tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.
Những vẻ đẹp của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên: vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hóa của mỗi vùng đất. Chỉ khi chúng ta thực sự yêu mến mới tìm hiểu một cách sâu sắc.
Tác giả bộc lộ tình yêu, niềm tự hào qua cách bộc lộ trực tiếp “thật là cũng xinh”, “nhớ cảnh ngẩn ngơ” (Bài 1); qua giọng điệu tha thiết, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được thể hiện qua mỗi bài ca dao.
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Câu thơ gợi lên hình ảnh kinh thành Thăng Long giàu có, đông đúc, nhộn nhịp, đường xá giao thông khiến người khác choáng ngợp. 2 Sâu nhất là…Cao nhất là…
Thể hiện được lòng tự hào về lịch sử quê hương. 3 Bình Định có núi Vọng Phu/Có đầm Thị Nại, có Cù Lao xanh
Thể hiện lòng tự hào về những danh thắng khắp nơi từ rừng núi đến biển khơi của vùng đất Bình Định gắn liền với lịch sử quê hương. 4 Ai ơi về miệt Tháp Mười Lời mời chào tha thiết, trìu mến, giản dị.Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài ca dao số 1, vì: bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa; đó cũng là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.
Xem thêm:
Tài liệu soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương đã được đăng tải đầy đủ tại The POET Magazine. Học sinh tham khảo và trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-nhung-cau-hat-dan-gian-ve-ve-dep-que-huong-a74102.html