Con chim chiền chiện là bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Đây là bài học mở rộng theo thể loại thơ bốn chữ và năm chữ. Với cách thể hiện của mình, nhà thơ Huy Cận đã giúp bạn đọc cảm nhận được sự vui tươi, trong trẻo khi nghe tiếng chim hót đầy yêu mến, ngọt ngào.
Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói
Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối Đời lên đến thì…
Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi.
Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời…
Con chim chiền chiện Hồn xanh quê nhà Sáng nay lại hót Tưng bừng lòng ta.
1964
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919 - 2005), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ Việt Nam Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới. Hồn thơ của ông có chút ảo não nhưng cũng giàu chất suy tưởng. Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi),…
Nếu đang cần viết Cảm nhận về bài thơ Con chim chiền chiện, đây là thông tin quan trọng nên đề cập trong bài nếu muốn được điểm tốt.
Con chim chiền chiện là bài đọc thêm, mở rộng nhưng vẫn được nhiều bạn học sinh quan tâm yêu thích vì giọng thơ vui tươi, trong trẻo, êm đến cảm giác vui vẻ trước thiên nhiên.
Bố cục của bài thơ Con chim chiền chiện trong Ngữ văn 7 sách mới được chia thành 2 phần:
Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Chú chim bay giữa cánh đồng lúa cao rộng
Phần 2: Phần còn lại: Tiếng hót của chú chim đẹp và còn vang vọng mãi.
Bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
Bài thơ là niềm vui sướng, hạnh phúc khi được hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng chim chiền chiện hót giữa đất trời.
Bài thơ thể hiện khát khao giao hòa với thiên nhiên, đồng thời kêu gọi mỗi bạn đọc hãy thu nhận cảm xúc mà thiên nhiên mang đến, từ đó, chúng ta có thể trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài gồm: điệp từ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ/ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cụ thể bạn có thể theo dõi trong bảng sau:
Điệp từ “cao hoài’ - “cao vợi”Nhấn mạnh hình ảnh cánh chim chao liệng trên bầu trời cao rộng. So sánh “Tiếng hót long lanh” với “Cành sương chói”
Thể hiện sự trong trẻo, tràn đầy sức sống của tiếng chim. Nhân hóa:
Ẩn dụ: “Tiếng ngọc trong veo/ Chim reo từng chuỗi.”
Tiếng chim chiền chiện cất lên từng thanh âm uyển chuyển, trải dài trên nền trời xanh.
Nghệ thuật của bài còn thể hiện ở cách gieo vần linh hoạt lựa chọn hình ảnh vui tươi, hạnh phúc của nhà thơ.
Chi tiết hơn, bạn có thể xem soạn văn 7 Con chim chiền chiện. Hướng dẫn đọc hiểu của văn bản này đã được trả lời trực tiếp trong phần soạn bài kể trên.
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Bài thơ Con chim chiền chiện là hình ảnh chú chim nhỏ tự do bay lượt và ca hát giữa không trung. Dù chim đã bay mất nhưng tiếng chim vẫn còn vang vọng mãi trên bầu trời khiến người ta rung động, yêu mến.
Sơ đồ:
Nếu đang cần tìm lại văn bản Lời của cây để ôn lại thông điệp, tóm tắt, nội dung, nghệ thuật và nhiều hơn thế, The POET Magazine đã tổng hợp chi tiết về tác phẩm để bạn nắm lại bài học đầu tiên của phần Tiếng nói vạn vật này.
Con chim chiền chiện là bài thơ đem đến cảm giác hạnh phúc khi nghe tiếng chim hot. Thông qua bài thơ, tác giả cho thấy khả năng giao cảm của mình với thiên nhiên, đồng thời cũng là lời ngợi ca đất nước hòa bình, vạn vật tự do.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/con-chim-chien-chien-a74154.html