Soạn bài Ta đi tới với hướng dẫn trả lời các câu hỏi phần sau khi đọc trong sách giáo khoa. Tất cả gợi ý đều được tóm trong soạn văn 8 Kết nối tri thức để bạn dễ nắm thông tin quan trọng.
Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?
=> Cảm hứng của tác giả: Bài thơ Ta đi tới vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Đồng thời bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, có tính biểu tượng cao.
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “Ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc căm thù giặc sâu sắc, sự xót thương cho những khó khăn, vất vả đã trải qua. Đặc biệt là cảm giác vui sướng, tự hào khi giành thắng lợi.
=> Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong nhiều năm chiến đấu gian khổ.
Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng, bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.
Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là Đất nước - Tổ quốc Việt Nam. Đây là hình ảnh bao trùm, các hình ảnh khác đều ca ngợi vẻ đẹp của đất nước qua từng địa danh cụ thể.
Bạn có thể sử dụng ý này khi viết cảm nhận bài thơ Ta đi tới. Đây là chi tiết đắt giá, nếu có thể thể hiện trong bài phân tích sẽ giúp bạn đạt được điểm cao hơn cho bài làm của mình.
Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Những địa danh được nhắc đến gồm: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Hà Nội, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kon Tum, Đắc Lắc, khu Năm, Sông HƯơng, bến Hải, cửa Tùng.
Hiệu quả khi xuất hiện các địa danh: Tác giả nhắc lại các địa danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để tái hiện lại cuộc chiến hào hùng, đồng thời thể hiện cảm xúc vui sướng tự hào khi giành thắng lợi. Việc xuất hiện một loạt địa danh chứng to niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải dài khắp từ Bắc vào Nam. Đồng thời cho thấy tình yêu cách mạng, lòng yêu nước được thể hiện trong mỗi người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc “Ai…”, “Đường …”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Tác dụng của điệp cấu trúc câu:
Ta đi tới là nhan đề được tác giả Tố Hữu đặt mang ý nghĩa vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về con đường sắp tới mà nhân dân đang đi để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tác giả thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
Soạn bài Ta đi tới giúp bạn có sự chuẩn bị trước bài học với phần trả lời câu hỏi chi tiết. Đây là bài thơ tự do xuất sắc, thể hiện lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp, bạn có thể đọc lại văn bản và hướng dẫn từ The POET Magazine để cảm nhận thông điệp tác giả gửi gắm qua bài thơ này.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-ta-di-toi-a74293.html