Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương giúp học sinh hiểu rõ và có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Tác phẩm là tiếng nói phản ánh số phận thấp bé của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt.
The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) đã tổng hợp câu trả lời chi tiết cho câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Bạn có thể tham khảo cho bài học sắp tới.
Soạn văn lớp 9 theo chương trình sách giáo khoa giúp học sinh nắm vững được kiến thức và thông tin của tác phẩm. Từ đó có nhận định về Chuyện người con gái Nam Xương để làm bài phân tích tốt nhất.
Soạn văn bản Chuyện người con gái Nam Xương phần Chuẩn bị đọc theo sách giáo khoa trang 89 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nêu một số chi tiết kì ảo trong các truyện dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì.
Một số chi tiết kì ảo thường xuất hiện trong truyện cổ tích gồm có hình ảnh ông Bụt và những lần hóa thân chết đi sống lại của nhân vật chính.
Hình ảnh ông Bụt thường hiện ra khi nhân vật gặp bế tắc cần sự giúp đỡ. Ông Bụt chính là hiện thân cho cái thiện và những phép màu giúp người dân mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc.
Những lần hóa thân chết đi sống lại của nhân vật thường xuất hiện khi nhân vật bị cái ác hãm hại. Điều này đại diện cho sức sống mãnh liệt của sự lương thiện. Ngoài ra, đó cũng chính là khát khao về một cuộc sống công bằng.
Trả lời những câu hỏi tại phần Trải nghiệm cùng văn bản giúp học sinh nắm được nội dung tác phẩm. Từ đó, hiểu rõ ý nghĩa những chi tiết trong bài.
Câu nói ấy khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ có người tình bên ngoài nên mắng nhiếc và đánh đuổi vợ. Có thể thấy rằng, câu nói của bé Đản chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch cái chết của Vũ Nương.
Câu nói là lời độc thoại.
Câu nói của bé Đản giúp xóa tan hiểu lầm của Trương Sinh về vợ, Vũ Nương gần như được minh oan. Từ đó, khiến Trương Sinh ân hận vô cùng.
Vũ Nương lúc đầu còn do dự vì chịu nhiều uất ức, nhưng khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương lại ứa nước mắt khóc.
Đây được xem là một kết thúc có hậu. Dù Vũ Nương không còn sống nhưng nàng đã được minh oan. Với kết thúc này đã thể hiện được ước mơ về sự chiến thắng của cái thiện. Đồng thời cũng phản ánh về nỗi niềm khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc hơn.
Soạn bài theo phần Suy ngẫm và phản hồi là cách giúp học sinh mở rộng tư duy. Ngoài ra, việc này cũng giúp học sinh dễ dàng phân tích tác phẩm sau này.
Nội dung bao quát của văn bản kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nhân vật Vũ Nương, Tác phẩm thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt mà người phụ nữ phải chịu. Qua đó, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống và đức hạnh cao quý của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Sự kiện theo diễn biến câu chuyện diễn ra như sau:
Các sự kiện trong truyện được kể theo trình tự thời gian giữa cõi âm và dương. Có thể cho rằng, con người có sống nhiều cuộc đời và không gian mở rộng dần, từ cõi trần thế, chuyển qua cõi âm có sự tương giao.
Các nhân vật trong văn bản gồm có:
Nhân vật chính: Vũ Nương
Nhân vật phụ: Trương Sinh, bé Đản, người mẹ chồng, hàng xóm và Phan Lang.
Tính cách nổi bật của Trương Sinh là tính đa nghi, hay ghen, vũ phu và thiếu lòng bao dung. Những nét tính cách ấy là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương.
Chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm bao gồm:
Những chi tiết kì ảo có tác dụng tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm. Những yếu tố này cũng góp phần tăng sự hấp dẫn và ly kì cho câu chuyện.
a/ Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là đối thoại hay độc thoại? Dựa vào đâu em xác định được như vậy?
Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là lời độc thoại. Vì nàng nói một mình và “nàng ngửa mặt lên trời mà than”.
b/ Các câu bé Đản nói với Trương SInh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò như thế nào đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện?
Câu nói của bé Đản tạo ra sự bất ngờ, gia tăng tính hấp dẫn của tình huống và tạo sự chặt chẽ đối với diễn biến câu chuyện.
Dấu hiệu nhận biết Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì:
“Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá nơi lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết.”. Em có đồng ý với lời bình trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm điều gì về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền?
Em đồng ý với lời bình trên vì giá trị nhân đạo trong truyện là sự tố cáo và lên án thế lực tàn bạo trong xã hội phong kiến. Quan niệm nam quyền, trọng nam khinh nữ khắc nghiệt đã gián tiếp dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Tác giả Nguyễn Dữ đã không để Vũ Nương chết trong cơn phẫn uất như câu chuyện cổ tích Vợ chàng Trương mà cái chết của nàng diễn ra rất tỉnh táo và lý trí. Từ đó, khiến cho sự phê phán trong tác phẩm trở nên nặng nề và sâu sắc hơn. Xã hội phong kiến với những quan niệm hà khắc về thân phận người phụ nữ đã dồn ép họ vào đường cùng, buộc họ phải chọn cái chết để giải thoát.
Soạn bài đọc hiểu Chuyện người con gái Nam Xương giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tác phẩm. Qua đó nắm vững kiến thức để phân tích tác phẩm này.
Soạn bài phần Trước khi đọc tác phẩm giúp học sinh có sự chuẩn bị và tiếp cận tốt hơn với nội dung văn bản.
Một vài tác phẩm văn học viết về bi kịch của con người gồm có: Chí Phèo (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
Chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó” là chi tiết ấn tượng đối với em. Chi tiết ấy như một lời hóa giải cho mọi hiểu lầm và kết thúc có hậu để đối phương hiểu được nỗi lòng của mình.
Trả lời câu hỏi trong SGK phần Sau khi đọc là cách giúp học sinh tổng hợp lại những ý chính có trong bài. Từ đó dễ dàng phân tích tác phẩm.
Vấn đề được bàn luận là bi kịch của nàng Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) với bố cục của bài nghị luận gồm 5 phần.
Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự đi từ nội dung tác phẩm đến tài năng sáng tạo của danh sĩ Nguyễn Dữ.
Bi kịch của nhân vật Vũ Nương là bị chính người thân nghi ngờ, dồn ép nàng tìm đến cái chết. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng “Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà” và “Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng”.
Lí do khiến Vũ Nương phải nhảy xuống sông tự tử là vì nàng không thể chứng minh cho nỗi oan ức của mình. Vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, Vũ Nương chỉ có thể gieo mình xuống sống để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Cách lí giải của tác giả là hợp lý vì được dựa trên những lời nói và hành động của các nhân vật trong truyện.
Những nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm sáng tỏ bao gồm:
Nét độc đáo trong truyện của Nguyễn Dữ được tác giả làm nổi bật lên bằng cách phân tích từng nhân vật cụ thể. Sau đó, đưa ra luận điểm so sánh với những tác phẩm khác cùng thể loại. Nét độc đáo ấy được lấy hình ảnh cái bóng người xuất hiện và lời nói ngây thơ của đứa con. Từ những yếu tố đó đã đẩy câu chuyện lên tới đỉnh điểm. Có thể nhận định rằng, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã vượt ra khỏi những công thức thường thấy về hình tượng người phụ nữ trong thể loại truyện truyền kì.
Vai trò trong bài văn nghị luận của phần (5) là lời kết thúc và khẳng định lại vấn đề nghị luận được đặt ra. Câu văn thể hiện vai trò ấy là “Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.”.
Một số chi tiết và nhân vật không được tác giả nghị luận phân tích trong chủ đề Chuyện người con gái Nam Xương. Điều này cho ta thấy việc sử dụng những lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học cần phải luôn bám sát vấn đề nghị luận được đặt ra. Chỉ cần phân tích những chi tiết trọng điểm và liên quan đến vấn đề mình đang cần làm rõ, tránh lan man.
Đề: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về thân phận người phụ nữ. Nổi bật nhất trong tác phẩm là chi tiết cái bóng. Chi tiết ấy có vai trò quan trọng, vừa thắt vừa mở nút cho câu chuyện bi thương của nàng Vũ Nương. Ta có thể thấy, hình ảnh cái bóng là hiện thân của lòng tốt, của tình cảm mẹ con và đạo nghĩa vợ chồng. Chiếc bóng thức tỉnh sự hiểu lầm của Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan khuất mà vợ mình phải chịu. Không những thế, hình ảnh ấy còn thể hiện cho tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người. Đó có thể là sự thấu hiểu, lòng cảm thương cho số phận những con người bất hạnh, nhất là thân phận người phụ nữ thấp cổ bé họng. Qua hình ảnh cái bóng, Nguyễn Dữ đã gửi gắm những triết lí sâu sắc và đầy nhân văn. Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất ngờ và hạnh phúc hay sự sống có thể bị hủy hoại vào bất cứ lúc nào và vì bất cứ lí do gì.
Xem thêm:
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương đã giải đáp hết những câu hỏi trong sách giáo khoa. Từ đó, học sinh sẽ nắm vững kiến thức và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến lớp.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-a74315.html