Soạn bài Chiều Sương của tác giả Bùi Hiền bằng cách tham khảo những hướng dẫn giải đáp súc tích và đầy đủ. Những phân tích chọn lọc, bám sát chương trình đào tạo tại The POET Magazine là kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao khả năng cảm nhận tác phẩm.
Soạn bài Chiều sương lớp 11 Chân trời sáng tạo bắt đầu với một câu hỏi gợi ý về nhan đề tác phẩm.
Chiều sương có thể là một thời điểm được tác giả lựa chọn làm bối cảnh chính cho câu chuyện. Một buổi chiều với sương mù mịt mang lại cảm giác khá ảm đạm và đượm buồn.
Lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa bằng những gợi ý cơ bản dưới đây.
Câu chuyện bắt đầu với góc nhìn và cảm nhận từ một chàng trai: “chàng trai đi lang thang”, “chàng rẽ vào nhà một ông bạn già”,…
Xuyên suốt tác phẩm, người kể chuyện là một ông lão - lão Nhiệm Bình. Chàng trai mở đầu câu chuyện là người nghe chuyện.
Cuộc sống lao động của ngư dân hiện lên với nhiều khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Việc ra khơi, chiến đấu với sóng to gió lớn đã trở thành một phần tất yếu phải đối mặt. Tuy nhiên, người dân vẫn miệt mài và kiên cường vượt qua mọi thử thách.
“Chợt chú trai kêu: Có ai như người kia?”
=> Dự đoán có người bị đuối nước sau trận bão vừa qua.
Sự xuất hiện chiếc thuyền của ông Xin Kính là cầu nối câu chuyện ở phần trước và phần sau. Hình ảnh người dân bắt gặp người bị đuối nước được tác giả sử dụng khéo léo để mở đầu câu chuyện, đồng thời là chi tiết gợi mở cho phần diễn biến tiếp theo => Giúp câu chuyện trở nên thú vị và thu hút hơn.
Bám sát đáp án trong phần soạn bài sau khi đọc, bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm.
Nội dung chính của tác phẩm: Chiều sương là câu chuyện ra khơi của ngư dân thông qua hồi ức của nhân vật Nhiệm Bình. Chiếc thuyền lênh đênh trên sóng biển vào một buổi chiều sương mù mịt, trải qua biết bao thử thách và thằng trầm. Tưởng chừng như vừa thoát nạn thì nhóm ngư dân lại đứng trước nguy hiểm khác.
Tiêu đề của tác phẩm gợi cho người đọc về không gian diễn ra câu chuyện của ông Phó Nhụy khi ra khởi. Không gian huyền ảo trong lớp sương mù khiến cho câu chuyện càng thêm kỳ bí và huyền ảo hơn.
Phần Sự kiện Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Phần 1 (truyện chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình)
Trong văn bản Chiều sương (Ngữ văn 11), có hai người kể chuyện là chàng trai và lão Nhiệm Bình. Việc dịch chuyển điểm nhìn linh động nhưng đều nằm trong phạm vi ngôi kể thứ 3.
=> Câu chuyện được nhìn nhận dưới góc độ bao quát và toàn diện. Trải nghiệm được thể hiện dưới góc nhìn của của nhiều nhân vật khác nhau giúp câu chuyện trở nên chân thực và sinh động hơn.
Quan niệm cõi âm của Chàng trai và dân làng trong tác phẩm Chiều Sương:
So sánh:
Thông qua việc đan xen giữa các yếu tố thực và ảo, câu chuyện làng chài được nhìn nhận dưới góc độ mới mẻ và thú vị hơn. Ngoài cuộc sống vất vả và nguy hiểm để lo mưu sinh, người dân vẫn giữ được sự lạc quan, tích cực. Câu chuyện thuyền ma là yếu tố thần bí nhưng được nhìn nhận một cách gần gũi và bình thản.
Đồng ý với quan điểm trên.
Yếu tố thực - ảo trong câu chuyện được tác giả khéo léo đan xen, khiến câu chuyện đi biển vừa gần gũi, thú vị nhưng cũng giúp người đọc hiểu được sự nguy hiểm của công việc này. Dù cuộc sống vất vả nhưng người dân chài vẫn kiên cường, không chịu khuất phục. Ngay cả khi đứng trước ranh giới sống - chết, họ vẫn giữ được bản lĩnh, sự bình thản. Thay vì cảm giác sợ hãi, họ coi đó là một thế giới song hành và nhìn nhận với con mắt tích cực, lạc quan.
Con người, đặc biệt là người dân làng chài luôn dành sự biết ơn, kính trọng đối với biển cả. Mặc dù đôi lúc biển cả mang lại nhiều tai ương nguy hiểm, nhưng biển không chỉ là nguồn sống mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
Soạn bài Chiều sương giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách dễ dàng. Thường xuyên theo dõi website để cập nhật được những kiến thức học tập bổ ích.
XEM THÊM:
- Soạn bài Muối của rừng ngắn gọn các câu hỏi
- Trả lời câu hỏi Trao duyên chi tiết theo SGK
- Soạn văn Độc “Tiểu thanh kí” ngắn nhất NXB Chân trời sáng tạo
Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-chieu-suong-a74358.html