Soạn bài Bài ca ngất ngưởng – Kết nối tri thức lớp 11

Hướng dẫn soạn bài Bài ca ngất ngưởng từ www.thepoetmagazine.org giúp bạn hiểu rõ về một con người - một nhân vật vĩ đại trong nền văn học nước nhà. Từ bỏ áo quan về quê với tư thế hiên ngang cùng thái độ ngạo nghễ, Nguyễn Công Trứ đại diện cho những nhà Nho khác biệt thời trước.

Soạn văn 11 Bài ca ngất ngưởng - Trước khi đọc

Hai câu hỏi được cung cấp trong phần phân tích văn 11 Trước khi đọc của bài soạn Bài ca ngất ngưởng định hình tư duy văn bản. Nguyễn Công Trứ thực sự đã mang theo “cá tính” rất riêng vào bài thơ của mình và để lại nhiều giá trị về cuộc sống.

1. Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?

Cá tính là một phong cách, lối sống khác với mọi người. Cá tính được thể hiện trên nhiều phương diện như: ăn uống, trang phục, phong cách nói chuyện,… Con người muốn tồn tại thì nhu cầu cơm ăn áo mặc vô cùng cần thiết. Ăn cho mình, ăn để duy trì sự sống, do đó ăn trước hết là vì nhu cầu của chính mình. Còn mặc cho người tức là trang phục trên người mình nhưng lại để cho người khác ngắm nhìn, thậm chí có thể làm khuôn mẫu cho những người xung quanh học tập.

Mặc đẹp không chỉ làm đẹp cho bản thân mà còn đem đến sự say mê, thích thú tạo nên thiện cảm cho người khác. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Cũng chính vì thế mà dân gian có câu “ăn cho mình, mặc cho người”.

Nhưng mặc cũng không hẳn là cho người, vì mặc trước hết là cho chính mình, mặc để bảo vệ cơ thể, để làm đẹp cho bản thân, một người mặc đẹp bao giờ cũng được người khác ngưỡng mộ. Nó thể hiện gu thẩm mỹ và trình độ văn hoá của mỗi người, do đó nên hiểu mặc cho mình mà còn cho mọi người. Vì thế, mặc sao cho đẹp, sang trọng đứng đắn, đúng với điều kiện, hoàn cảnh làm việc. Và điều quan trọng là mặc thế nào để hoà vào lối sống cộng đồng, làm đẹp cùng cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại. Hiện nay, giới trẻ là đối tượng nhạy bén thời trang nhất, nó là phần không thể thiếu đối với cuộc sống của họ. Nhưng thời trang của đối tượng này còn hay bị đưa ra tranh cãi. Với phong cách thời trang hài hoà, phù hợp giới tính, độ tuổi và hoàn cảnh giao tiếp thường được mọi người ưa chuộng, được hưởng ứng, tán đồng. Có phong cách thời trang ăn mặc ấn tượng, bắt chước những thần tượng của mình, gây sự chú ý, làm nổi bật cá tính.

Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại phong cách ăn mặc thiếu văn hoá, bụi bặm, lập dị, hoặc quá hở hang khi ra đường, tới những nơi công cộng, công sở gây sự phản cảm, và đáng ý là phong cách này đang chiếm số lượng không nhỏ trong giới trẻ.

Cách mặc thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người. Mặc là để làm đẹp cho xã hội, đường phố. Có ý kiến cho rằng: Nhìn người dân đi trên đường, người ta có thể hiểu nền văn hoá, giáo dục của một đất nước, điều đó hoàn toàn đúng. Qua phong cách ăn mặc thời trang của giới trẻ, người ta có thể hiểu đất nước đó đang phát triển ở mức độ nào.

Do vậy khi lựa chọn thời trang cần chú ý tới phong cách thời trang sao cho phù hợp với hoàn cảnh, vóc dáng. Sao cho toát lên vẻ đẹp, sự trẻ trung, năng động, cá tính, phù hợp với xu thế thời đại nhưng không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có “vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có “thái độ ngất ngưởng”. Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?

Soạn Bài ca ngất ngưởng - Đọc văn bản

Xuyên suốt quá trình đọc thơ của Nguyễn Công Trứ, bạn sẽ thấy các câu hỏi mang tính định hướng đọc hiểu xuất hiện. Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngất ngưởng giúp bạn trả lời chính xác các vấn đề nêu ra.

1. Tự thuật của tác giả về hành trang cuộc đời mình:

- “Ngất ngưởng” trên đường công danh;

- “Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường.

soạn bài bài ca ngất ngưởng
Dù trong hoàn cảnh nào tác giả vẫn “ngất ngưởng” với tư thế hiên ngang

2. Thái độ, cảm xúc của tác khi “tổng kết” về cuộc đời mình.

Qua quá trình soạn bài Bài ca ngất ngưởng Kết nối tri thức em thấy Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân rất đỗi độc đáo:

Hướng dẫn soạn Bài ca ngất ngưởng phần Sau khi đọc

Tham khảo nội dung soạn Bài ca ngất ngưởng ngắn nhất nhưng chi tiết phần Sau khi đọc với các câu hỏi khai thác sâu vào phong cách của tác giả. Tác phẩm của Nguyễn Công Trứ rất độc đáo, mang theo sự ngạo nghễ và sâu sắc mà hiếm có nhà thơ nào cùng thời hay sau này có thể vượt qua.

1. Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy thể hiện phong cách, tư tưởng của nhân vật trữ tình khi tự nhìn nhận về mình như thế nào?

Trong bài thơ tác giả đã sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú. Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo tác giả.

2. Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết giúp em hiểu rõ nội dung tác phẩm và nhận thấy có thể chia bố cục theo mạch ý như sau:

3. Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ “ngất ngưởng”. Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.

Học sinh tự thực hiện.

4. Thái độ sống, phong cách sống “ngất ngưởng” đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.

Tác giả thể hiện rất rõ phong cách của mình qua các phương diện trong cuộc đời thăng trầm của mình. Thái độ khi làm quan hay rũ bỏ mũ áo, rời chốn kinh kỳ đều mang theo sự ngất ngưởng độc đáo.

Đây là điều mà bất cứ học sinh nào khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng lớp 11 cũng có thể thấy rõ.

=> Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả.

soạn văn bài ca ngất ngưởng
Mỗi thời điểm đều ngất ngưởng nhưng thể hiện quan niệm sống khác nhau

5. Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).

Ngôn ngữ hát nói của Nguyễn Công Trứ cũng rất đa dạng về nhạc điệu, màu sắc, đường nét. Nhà thơ sử dụng Tiếng Việt hết sức uyển chuyển để khai thác tối đa sức biểu hiện, biểu cảm của câu thơ quốc âm. Vì vậy, cảm nhận thơ Nguyễn Công Trứ không nên chỉ bằng ngữ nghĩa, mà còn phải chú ý nhiều phương diện khác như âm điệu, âm hưởng.

6. Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?

=> Nguyễn Công Trứ tiếp tục làm rõ bản lĩnh, cá tính qua hình ảnh một con người không đạo mạo, nghiêm nghị, không rơi vào phàm tục. Đây là điều mà em cảm thấy vô cùng nể phục về con người và tài năng của nhà thơ khi soạn văn bản Bài ca ngất ngưởng.

=> Nhà thơ đã bộc lộ thái độ cao ngạo đầy ngất ngưởng, hiện ra với tư thế đĩnh đạc, ý thức về bản thân và giá trị của những hành động do mình làm.

soạn bài ca ngất ngưởng
Những chủ đề được nhắc đến trong Bài ca ngất ngưởng

7. Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho lập thể - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng - tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?

Theo em, hai hình ảnh đó hoàn toàn không đối lập về nhân cách mà là hiện thân của một nhà Nho đặc biệt: Vừa tốt chữ và hưởng đời. Người đó đạt đến một vị thế mà hiếm ai sánh được đó là có công danh sự nghiệp nhưng lại không ham phú quý, uy vũ trên chiến trường nhưng lại phong tình phóng túng, ngạo nghễ nhưng ngất ngưởng, tự tin vào bản lĩnh của mình nhưng lại không ngông cuồng sa ngã. Đó là con người đã trải qua mọi đắng cay ngọt bùi, lên cao xuống thấp để rồi có cái nhìn bình thản trước mọi biến cố thăng trầm.

Soạn văn 11 Bài ca ngất ngưởng - Kết nối đọc - viết

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Chúng ta khi sinh ra ai cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức cuộc sống để hoàn thiện mình ở mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử này con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo, hoà nhã sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh, bạn dễ dàng thiết lập được các mối quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống, bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh.Trong học tập, khi bạn biết cách cư xử thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ người khác mới là điều đáng trân trọng. Bởi trong xã hội này có rất nhiều người kém may mắn hơn mình, cần được hỗ trợ, có thể là tạo nên mái nhà chung cho những người ăn xin và tạo công ăn việc làm cho họ.

Kết luận

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng là quá trình tiếp thu tinh hoa văn học từ một nhà Nho tài năng, đáng kính trong quá khứ. Nguyễn Công Trứ là một nhân vật nổi bật mang theo tư thái rất độc đáo hiếm có khó tìm ở Việt Nam.

XEM THÊM:

  • Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc SCK văn lớp 11
  • Đọc hiểu Cộng đồng và cá thể trả lời câu hỏi chi tiết
  • Soạn Cỗi lá (Tác giả Đỗ Phấn)

Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-bai-ca-ngat-nguong-a74424.html