Đi cầu đi quán là bài đồng dao dân gian quen thuộc với mọi thế hệ người Việt. Nhờ nội dung đơn giản, lời ca gần gũi và thông điệp tươi sáng ẩn chứa trong từng câu chữ đã giúp bài thơ này được lưu truyền. Hãy cùng The POET magazine khám phá nội dung, cách chơi tương ứng với bài đồng dao ngay sau đây.
Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp gài đầu Đi mau về mau Kẻo trời sắp tối
Xem thêm: Trò chơi dân giản Thả đỉa ba ba, có video hướng dẫn cách chơi.
Bài hát Đi cầu đi quán:
Trò Đi cầu đi quán không giới hạn số lượng người chơi.
Thầy cô cho các em xếp thành một hàng dọc, trước mặt đặt một băng ghế thấp, không quá dài.
Khi bắt đầu, các em sẽ đồng thanh đọc bài đồng dao và lần lượt đi trên băng ghế đó. Vừa đi vừa đưa 2 tay ra phía trước, giơ 2 tay sang ngang, giơ 2 tay lên đầu.
Em nào phải chống chân hoặc chạm chân xuống đất sẽ mất lượt và bị phạt nhảy lò cò về chỗ.
Xem thêm: Cách chơi trò chơi Rồng Rắn Lên Mây đơn giản cho bé.
Dưới đây là một số sự thật liên quan đến bài đồng dao mà có thể bạn sẽ cần:
Bài đồng dao nói về bức tranh đồng quê khi mọi người đi chợ phiên và mua những vật dụng cần thiết trong gia đình. Bài thơ còn nhắc nhở trẻ phải yêu thương, kính trọng ông bà và những người lớn trong gia đình.
Khi chơi trò chơi, trẻ sẽ được rèn luyện kĩ năng giữ thăng bằng và khả năng ghi nhớ.
Đi cầu đi quán đi bán lợn con là bài vè dân gian có từ lâu đời, không ai biết rõ tác giả của bài thơ này là ai. Chỉ biết bài hát được lưu truyền bằng miệng qua nhiều thế hệ.
Xem thêm: Trò chơi Chi chi chành chành mầm non - Giải thích cách chơi và tìm hiểu ý nghĩa bài đồng dao.
Bài đồng dao không chỉ tái hiện lại bức tranh đồng quê mà còn nhắc nhắc các bé biết ơn và kính trọng ông bà, cha mẹ. Thầy cô có thể sử dụng trò chơi đi kèm với bài thơ giúp trẻ tăng khả năng vận động và giữ thăng bằng.
Ngoài ra đừng quên theo dõi The POET magazine để tham khảo thêm nhiều bài nhạc đồng dao cùng cách chơi thú vị khác.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/di-cau-di-quan-a74593.html