Soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới bộ sách Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh nắm được các thông tin về bài học. Cập nhật nội dung tác phẩm chính xác nhất tại trang web The POET.
Soạn văn Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới và hướng dẫn trả lời các câu hỏi trước khi đọc, trong khi đọc văn bản.
Truyện Tây Du Ký, chuyển thể thành phim Tây Du Ký có nhân vật chính là Tôn Ngộ Không hay còn gọi là Tề thiên Đại thánh.
Sức hấp dẫn của tiểu thuyết (và phim) Tây Du Ký:
Giá trị về chiều sâu triết lí nhân sinh:
Cụm 3 truyện Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nói về nguồn gốc hình thành của vũ trụ. Với Thần Trụ Trời là nguồn gốc sinh ra trời đất; với Thần Sét và Thần Gió là nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên. Cho nên, thần thoại nói chung và thần thoại suy nguyên nói riêng, có vai trò đặc biệt trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng.
Chi tiết mở đầu thần thoại “Thần Trụ Trời” là những câu kể “Thuở ấy chưa có vũ trụ”; “Trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Từ đó, mới xuất hiện “một ông có thân thể to lớn” là bắt đầu cho sưự hình thành vũ trụ: “Trời đất phân làm hai”.
Vóc dáng của thần Trụ Trời được miêu tả ước lệ như sau: “thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể”. Hành động của thần “dùng đầu đội trời”; Đào đất, đá đắp thành cây cột cao to để chống trời”; Thần cứ “một mình cầy cục đắp cột đá càng cao chót vót đẩy trời lên mãi”.
Khi bầu trời đã cao vừa ý, thần có hành động “Phá cột đá đi” và “Thần vung đất và đá khắp mọi nơi mọi chỗ”. Ngoài ra, còn có một số thần tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. Vì thế nhân dân ta còn liệt kê các vị thần đó, qua bài vè: Thần Đếm Cát; Thần Tát Bể; Thần Kể Sao; Thần Đào Sông; Thần Trồng Cây; Thần Xây Rú; Thần Trụ Trời.
Thần Sét được tác giả dân gian miêu tả là “Mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội”. Tính khí “nóng nảy”, làm việc thiếu cẩn trọng “nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan”. Công việc của thần Sét “thi hành pháp luật ở trần gian”.
Thần Gió được kể qua chi tiết đầy ám ảnh “không có đầu” với “hình dạng kì quặc”.
Nhân vật “đứa con Thần Gió” xuất hiện ở cuối truyện mang ý nghĩa bộc lộ khát vọng được hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên.
Gợi ý soạn văn lớp 10, trả lời các câu hỏi trang 14 Sách giáo khoa.
Thời gian và không gian trong 3 truyện Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió:
Nhân vật:
Các sự kiện:
Cả 3 truyện đều thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, vì:
Trong cái nhìn của nguời cổ đại, các vị Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió đều có hình dạng to lớn, khổng lồ và kỳ quái, tính khí khác thường giàu tính siêu nhiên.
Sự tưởng tượng của người xưa hết sức lãng mạn, hoang đường, về các vị thần ấy dựa trên cơ sở tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thần thánh hóa tự nhiên. Đồng thời thể hiện khát vọng hiểu biết, khám phá, lí giải các hiện tượng tự nhiên, để phục vụ cho đời sống lao động trong nền văn minh lúa nước.
Sét và Thần Gió phản ánh quan niệm của người nguyên thủy về vũ trụ và vạn vật hữu linh. Sự chi phối thiên nhiên vũ trụ và đời sống xã hội xuất phát từ một thế lực siêu nhiên, thần thánh. Qua đdó thể hiện khát vọng lí giải, khám phá các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ.
Đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng các nhân vật trong Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới là: thần thánh hóa, cường điệu, tưởng tượng và giàu yếu tố kỳ ảo. Các nhân vật đều kỳ dị, khác thường và phi thường. Công việc các vị thần mang tính chất sáng tạo vũ trụ. Qua đó, thể hiện thái độ, tình cảm tôn kính, ngưỡng vọng và thần thánh hóa tự nhiên theo cảm nhận “vạn vật hữu linh”.
Chúng ta biết rằng, thần thoại là sản phẩm trong xã hội công xã nguyên thủy. Vẻ đẹp của thần thoại là sức hấp dẫn của một loại hình nghệ thuật xuất phát từ điều kiện xã hội sơ khai. Cho nên, khi đọc thần thoại ta nhận ra niềm tin của người nguyên thủy rất đỗi thiêng liêng về vạn vận hữu tình,
Tuy nhiên, cái thiên nhiên, vũ trụ trong ánh nhìn của người nguyên thủy, được chúng ta hiện thực nó, khám phá, chinh phục nó đầy tính lôgic và khoa học. Thiên nhiên, tạo vật, vũ trụ trong ánh nhìn của chúng ta hôm nay không phải “hữu linh” mà là “hữu hình”. Sự hình thành của nó không phải từ thần sáng tạo mà từ quy luật vận động của vật chất, tự nhiên.
Theo em, niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,… Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp.
Trong tác phẩm văn học, nhất là thần thoại thì yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa chúng ta vào thế giới chưa biết. Để từ đó đem đến cho ta cảm giác mới lạ, nâng trí tưởng tượng thành bay bổng, lãng mạn, để cuộc sống thi vị hơn, đáng yêu thêm.
Hãy đến với hình tượng Thánh Gióng qua chi tiết hết sức kỳ ảo: 3 tuổi vẫn nằm im chợt lớn nhanh như thổi khi giặc đến. Kỳ ảo là những gì rất đỗi khác thường không có trong hiện thực cuộc sống. Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng, sự cường điệu, gửi gắm khát vọng, ước mơ và đôi khi còn gửi gắm cả triết lý nhân sinh đẹp đẽ. Ngay cái việc 3 tuổi vẫn chưa biết đi, thì hình ảnh cậu bé Gióng đã để lại điều khác thường. Tuy nhiên, từ khác thường trở thành phi thường đến kỳ ảo là vội lớn lên khi nghe giặc đến và quyết tâm đánh giặc. Điều này đã thể hiện được khát vọng của nhân dân ta trong việc gìn giữ non sông, căm ghét quân xâm lược. Sự chiến thắng của Thánh Gióng khẳng định quan niệm chính nghĩa thắng hung tàn. Nhưng có một triết lý nhân sinh sâu thẳm qua yếu tố kỳ ảo ấy. Đó là trong quan niệm của nhân dân ta, mỗi người dân luôn sống bé nhỏ, khiêm nhường, từ tốn trong lòng dân tộc mình. Nhưng đứng trước quân thù thì những con người ấy luôn mang tầm vóc lớn lao về nhân cách, khí phách anh hùng. Chỉ một chi tiết kỳ ảo ngỡ như vô nghĩa ấy lại là chi tiết chứa nội hàm lớn lao và sâu sắc đến vậy!
Xem thêm:
Tài liệu soạn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới đã được gợi ý đầy đủ nhất. Các bạn học sinh tham khảo và soạn bày đầy đủ để hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm.
Link nội dung: https://stt.edu.vn/soan-bai-truyen-ve-cac-vi-than-sang-tao-the-gioi-a74974.html