Đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không? Bị đau nửa đầu bên trái có cần phải đến bệnh viện? Đau đầu bên trái có thể điều trị dứt điểm?… Đó là những thắc mắc chung của nhiều người bệnh hiện nay, khi tỷ lệ người đau nửa đầu trái ngày càng tăng cao.

đau nửa đầu bên trái

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nửa đầu nói chung và đau nửa đầu bên trái nói riêng. Hiểu được các nguyên nhân gây đau đầu trong đó có đau đầu trái cũng như phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn. Đồng thời, biết khi nào bị đau nửa đầu bên trái nên đến gặp bác sĩ và có thể dùng thuốc giảm đau tại nhà ra sao.

Vậy đau nửa đầu bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái là gì? Bệnh này có thể điều trị ra sao? Mời bạn tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái

Một số thống kê cho thấy, có đến hơn 50% người lớn trên toàn thế giới bị đau đầu. Cơn đau có thể lan tỏa cả đầu hoặc chỉ ở một vị trí nào đó, chẳng hạn như đau nửa đầu trái hoặc đau nửa đầu bên phải.

Khi bị đau nửa đầu bên trái, người bệnh sẽ có cảm giác đau lan tỏa khắp nửa đầu, cơn đau âm ỉ ở mức độ nhẹ hoặc đau nhói ở một vị trí nhất định bên trái đầu, cơn đau nghiêm trọng, đau buốt.

Đi kèm với triệu chứng đau nửa đầu bên trái còn có nhiều dấu hiệu khác như sụp mi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, suy giảm thị lực, căng cổ và vai, buồn nôn, nôn, chóng mặt,… Cơn đau nửa đầu trái cũng có thể khiến người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh, các mùi hương,…

Đặc biệt, tùy theo nguyên nhân gây đau đầu mà bạn có thể thấy cơn đau diễn tiến nặng hơn vào buổi tối hoặc một thời điểm nào đó trong ngày, chẳng hạn như khi vừa ngủ dậy.

triệu chứng đau nửa đầu bên trái
Đau nửa đầu trái có thể đi kèm với các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái

Vì sao nhiều người lại bị đau nửa đầu bên trái? Đâu là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đau nửa đầu bên trái? Theo đó, cơn đau nửa đầu trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: (1)

Yếu tố lối sống

đau nửa đầu trái
Người thường xuyên căng thẳng có nguy cơ đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải cao hơn

Yếu tố thần kinh

Giống như đau nửa đầu bên phải, đau nửa đầu bên trái có thể xuất phát từ yếu tố thần kinh. Cụ thể, mắc các bệnh lý thần kinh như viêm động mạch tế bào khổng lồ, đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh chẩm, đau đầu migraine,… sẽ khiến bạn dễ bị các cơn đau đầu tấn công kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, suy giảm thị lực,…

Do chấn thương

Người bị chấn thương ở vùng đầu do té ngã, va đập, dù có chảy máu hay không thì cũng có nguy cơ đau nửa đầu, ví dụ đau nửa đầu bên trái. Điều này có thể do máu hoặc dịch tụ dưới sọ. Thông thường, sau khi chấn thương, có đến khoảng 30% trường hợp bị đau đầu.

Nếu bạn cảm thấy đau nửa đầu bên trái hoặc phải sau chấn thương, cơn đau đầu diễn tiến ngày càng nặng đi kèm với các biểu hiện bất thường khác như tay chân run rẩy, yếu tay chân không thể phát âm rõ ràng, mất ngủ,… thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Có thể đó là dấu hiệu cho thấy có tình trạng tụ máu/dịch ở não.

Lạm dụng thuốc

Một sự thật ít người biết chính là thuốc điều trị đau đầu có thể dẫn đến đau đầu nhiều hơn nếu tự ý lạm dụng quá mức. Tình trạng đau nửa đầu trái do lạm dụng thuốc thường xảy ra khi bạn thức dậy vào buổi sáng.

Các loại thuốc có thể gây đau đầu nặng hơn nếu tự ý lạm dụng bao gồm: Aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil), naproxen (Naprosyn), sumatriptan (Imitrex), zolmitriptan (Zomig), các dẫn xuất ergotamine, oxycodone (Oxycontin), tramadol (Ultram) và hydrocodone (Vicodin),…

nguyên nhân đau nửa đầu bên trai do lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc có thể khiến cơn đau nửa đầu bên trái hoặc phải tăng nặng, kéo dài

Nhiễm trùng và dị ứng

Đau nửa đầu trái thường xuyên là một triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp (diễn ra khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm,…). Dị ứng cũng có thể gây đau đầu do tình trạng các lỗ thông xoang tắc nghẽn, gây áp lực lên phía sau trán và gò má dẫn đến đau đầu.

Ngoài ra, các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não, viêm não,… cũng có thể gây ra những cơn đau nửa đầu bên trái cùng với triệu chứng sốt cao, co giật, cơ thể căng cứng,…

Do hormone

Cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện có thể do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Khi một lượng hormone đột ngột tăng lên, chẳng hạn như trong những ngày hành kinh hay thai kỳ ở phụ nữ cũng có thể “kích hoạt” cơn đau nửa đầu diễn ra.

phụ nữ dễ bị đau nửa đầu bên trái
Phụ nữ trong thai kỳ dễ bị đau nửa đầu bên trái hay bên phải do hormone thay đổi

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ đau nửa đầu hay bị đau nửa đầu bên trái bao gồm: (2)

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?

Triệu chứng đau nửa đầu trái có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan, chẳng hạn như:

Ai là người dễ bị đau nửa đầu bên trái?

Bất kể ai cũng có thể bị đau nửa đầu bên trái. Tuy nhiên, những người thường xuyên căng thẳng, gặp áp lực trong công việc hoặc cuộc sống, bị rối loạn lo âu, trầm cảm,… sẽ dễ bị đau đầu hơn.

Ngoài ra, người có thói quen sống chưa khoa học, nghỉ ngơi ít, ngủ không đủ giấc, uống nhiều thức uống chứa cồn, ăn mặn, thường xuyên bỏ bữa,… cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu cao hơn.

Phụ nữ cũng dễ bị đau nửa đầu hay bị đau nửa đầu bên trái hơn so với nam giới do yếu tố hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thai kỳ, khi tiền mãn kinh,…

Xem thêm:

cơn đau nửa đầu bên trái
Phụ nữ có nguy cơ đau nửa đầu trái cao hơn nam giới

Cách phòng ngừa bệnh đau nửa đầu bên trái

Để phòng ngừa đau nửa đầu trái, bạn cần lưu ý: (3)

Cách điều trị đau đầu bên trái

Với bệnh đau nửa đầu bên trái, có thể điều trị bằng những biện pháp nào? Liệu sau khi điều trị thì cơn đau có thể chấm dứt hoàn toàn hay không?

Khi bị đau nửa đầu trái, trước khi đi khám bác sĩ, bước đầu người bệnh có thể xoa dịu cơn đau tại nhà bằng cách: (4)

Xem thêm: 17 Cách trị đau nửa đầu tại nhà giảm nhanh chóng không dùng thuốc.

tập yoga giúp xoa dịu cơn đau nửa đầu bên trái
Tập yoga - giải pháp góp phần giúp hạn chế, xoa dịu cơn đau nửa đầu bên trái hoặc phải

Nếu người bệnh đau nửa đầu nói chung và bệnh đau nửa đầu bên trái nói riêng đến bệnh viện thì sẽ được thăm khám như thế nào? Lúc này, các bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị đau đầu, yêu cầu người bệnh dùng thêm các loại vitamin, bổ sung các loại dưỡng chất, thay đổi khẩu phần ăn uống,…

Trong một số trường hợp, người bệnh đau nửa đầu do các bệnh lý khác hoặc do chấn thương thì cần khắc phục nguyên nhân gây đau nửa đầu là các bệnh lý liên quan trước. Người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu nhập viện để có thể theo dõi và điều trị.

Cách chẩn đoán hiện tượng đau nửa đầu trái

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau nửa đầu bên trái, trước tiên các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh của bạn, bao gồm các vấn đề như:

Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc để chỉ định kiểm tra vùng đầu - não thông qua các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang đầu, chụp CT, chụp MRI,…

Trong đó, biện pháp chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI là phổ biến nhất:

Ngoài ra, để có thể chẩn đoán, đánh giá bệnh, các bác sĩ cũng có thể kiểm tra thân nhiệt người bệnh, kiểm tra có dịch hoặc mủ ở lỗ mũi không, khám hầu họng có bị sưng không, vùng mắt có bị đỏ hay ngứa không,…

chụp ct chẩn đoán nguyên nhân đau đầu bên trái
Chụp CT não có thể tìm ra nguyên nhân đau nửa đầu bên trái hoặc phải

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có thể thấy, hiện tượng đau nửa đầu bên trái hoặc phải vô cùng phổ biến và bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu. Vậy, khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Người bị đau nửa đầu nhẹ, đau nửa đầu bên trái hoặc phải không kèm theo các triệu chứng, không bị chấn thương trước đó,… thì có thể tạm thời uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn, nằm nghỉ ngơi rồi sau đó đến bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu.

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau nửa đầu trái hay phải dữ dội, đau đột ngột, cơn đau kéo dài không thuyên giảm, có đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, hoa mắt, chóng mặt, tay chân yếu hoặc run rẩy, nói lắp bắp, nói ngọng,… thì nên lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Trường hợp người bệnh cảm thấy đau nửa đầu sau khi bị va đập chấn thương cũng nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra tình trạng tụ máu hoặc dịch trong não.

Đặc biệt, nếu cơn đau đầu khiến người bệnh mất ý thức, hôn mê thì cần phải đưa người bệnh đến cấp cứu nhanh chóng để can thiệp kịp thời.

Người bệnh nên đến khám đau nửa đầu tại các bệnh viện uy tín, có trang bị máy móc đầy đủ để đảm bảo việc khám và chữa bệnh được hiệu quả nhất. Người bệnh đau nửa đầu bên trái hoặc phải có thể đăng ký khám tại Khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực thần kinh và các thiết bị, máy móc hiện đại bậc nhất.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Cơn đau nửa đầu hoặc đau nửa đầu bên trái từ nhẹ đến nặng đều ảnh hưởng đến cuộc sống, gây bất tiện trong sinh hoạt, học tập, làm việc. Do vậy, người bị đau nửa đầu bên trái nên đến cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài ra, đừng quên áp dụng các biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ đau nửa đầu.

Link nội dung: https://stt.edu.vn/anh-trai-buon-a75889.html