GIÁC MẠC – LỚP “THẤU KÍNH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐÔI MẮT

Giác mạc là một bộ phận vô cùng quan trọng của đôi mắt, đóng vai trò như một thấu kính hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp con người có thể nhìn thấy vật. Bên cạnh đó, giác mạc còn giúp bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn, khói bụi, sàng lọc ra một số bước sóng cực tím gây hại (UV) trong ánh sáng mặt trời, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc khỏi những tổn thương.

Giác mạc là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu, là phần cong nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy khi nhìn vào con mắt. Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch.

1. Cấu tạo của giác mạc

Giác mạc có 1 độ dày nhất định, không tự nhiên dày lên hay mỏng đi. Giác mạc bao gồm 5 lớp, từ ngoài vào trong gồm các lớp sau:

cấu tạo giác mạc

Mỗi bộ phận của giác mạc đều có những đặc điểm và chức năng riêng cấu tạo nên giác mạc hoàn chỉnh cho đôi mắt của chúng ta.

Biểu mô

Biểu mô là lớp bề mặt vô cùng quan trọng của giác mạc, có độ dầy khoảng 50um, gồm 5-7 lớp biểu mô xếp rất trật tự, không sừng hoá. Lớp trên cùng là hai hàng tế bào mỏng dẹt, có các mối liên kết chặt chẽ bằng các vòng dính tạo nên hàng rào thẩm thấu cho bề mặt giác mạc, thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất, chuyển hoá và là nơi bám dính của màng nước mắt. Lớp trung gian có 2-3 hàng tế bào đa diện dạng xoè hoặc có nhánh. Các tế bào đáy hình trụ gắn chặt với màng đáy dày chừng 50nm, có cấu tạo chủ yếu từ collagen, liên kết chặt chẽ với màng Bowman ở phía sau.

Chức năng của lớp biểu mô là cung cấp bề mặt tối ưu cho lớp phim nước mắt phía trên, trải đều bề mặt mắt với vai trò bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ giác mạc. Do đó, lớp biểu mô có vai trò quan trọng đối với giác mạc, nên cần tránh các tổn thương trực tiếp lên bề mặt giác mạc.

Màng Bowman

Đây là màng mỏng trong suốt dày cỡ 10-13um, áp sát vào lớp nhu mô. Năm 1847, William Bowman là nhà giải phẫu học đầu tiên mô tả lớp màng này, đã gọi đó là “màng chun trước” do nó có cấu tạo dạng sợi tương đối chặt chẽ. Màng Bowman có chức năng chống đỡ những tác nhân chấn thương cơ học và kháng khuẩn cho mắt. Khi một vùng của màng này bị tổn thương thì tổ chức xơ mới sẽ thay thế làm cho vùng đó mất tính trong suốt, và nếu bị rách lớp màng này sẽ để lại sẹo giác mạc.

Lớp nhu mô

Lớp nhu mô chiếm 90% bề dày giác mạc, đây là 1 tổ chức liên kết bao gồm:

Cấu trúc đặc biệt của lớp nhu mô góp phần tạo nên độ trong suốt của giác mạc. Những thương tổn như vết thương, vết loét ...đến lớp nhu mô thường để lại sẹo đục vĩnh viễn ở giác mạc.

Màng Descemet

Jean Descemet là một nhà sinh lý học, thực vật học người Pháp đã mô tả cấu trúc này từ năm 1758. Màng đáy còn có tên khác là màng chun sau của Bowman. Trên người trưởng thành, màng này dày chừng 5-7 nm ở trung tâm và tăng dần độ dày về phía ngoại vi. Ở sát rìa có độ dày chừng 8-10 nm.

Màng Descemet trong suốt có cấu tạo gồm các sợi rất nhỏ kết chặt với nhau nhờ chất căn bản làm nên đặc tính là tương đối dai và đàn hồi. Các sợi của màng Descemet kéo dài liên tục tới góc tiền phòng, có tác dụng giúp chống đỡ cho lớp nội mô giác mạc. Cũng như màng Bowman, lớp màng này nếu bị rách sẽ để lại sẹo giác mạc.

Nội mô

Nội mô chỉ có một lớp tế bào gồm các tế bào hình lục giác, có đường kính 18-20 nm xếp sát vào nhau trải đều trên mặt sau của màng Descemet.

Một đặc điểm quan trọng của nội mô giác mạc là số lượng tế bào hằng định từ khi mới sinh ra, không có sự tái tạo. Khi một vùng nào đó của nội mô bị tổn thương thì các tế bào nội mô lân cận sẽ trải rộng để che phủ vùng bị thương do đó mật độ tế bào giảm xuống. Từ đặc điểm này mà có phương pháp xét nghiệm đếm tế bào nội mô để chẩn đoán một số bệnh lý của mắt.

2. Giác mạc sẽ đáp ứng như thế nào với các tổn thương?

Giác mạc sẽ đáp ứng tốt với các tổn thương hoặc vết cắt, trầy xước nhỏ, các tế bào biểu mô khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trượt đến, bắt cầu qua các tổn thương trước khi tổn thương bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng thị lực.

Tổn thương nông có thể hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ để lại sẹo rất mỏng.

Nếu tổn thương thâm nhập giác mạc sâu hơn, quá trình lành sẹo sẽ mất nhiều thời gian. Các tổn thương giác mạc sâu sẽ để lại sẹo dày, giảm tầm nhìn và có thể phải ghép giác mạc

3. Tầm quan trọng của giác mạc

Giác mạc trong suốt, trơn láng, rất dai, giúp bảo vệ mắt:

Cấu trúc mặt trước giác mạc có vai trò khúc xạ quan trọng. Dựa vào sự khác nhau về chỉ số khúc xạ giữa giác mạc (1.38) và không khí (1), cùng với lớp trong cùng của màng phim nước mắt, giác mạc cho ánh sáng lọt vào mắt theo một phương đồng nhất. Bất cứ bất thường nào về cấu trúc giác mạc nói chung và mặt trước giác mạc nói riêng cũng đều làm thay đổi sự truyền ánh sáng, gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác.

4. Giác mạc và phẫu thuật khúc xạ (cận, viễn, loạn)

Hầu hết các phẫu thuật tại mắt đều tác động đến giác mạc, do đó là phần ngoài cùng của mắt. Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn thị hầu như tác động trực tiếp làm mỏng giác mạc, điều chỉnh tầm nhìn bằng cách thay đổi đường cong của giác mạc, không tác động đến cấu trúc của mắt, giúp cho người bị tật khúc xạ có thể nhìn thoải mái bằng mắt thường. Đó chính là phẫu thuật sử dụng tia laser để điều trị tật khúc xạ.

Trước khi có phẫu thuật Lasik, để điều trị tật khúc xạ, các bác sỹ dùng phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa để làm giác mạc dẹt đi và giảm công suất để điều trị cận thị. Sau này, phẫu thuật Lasik sử dụng tia laser ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn:

Lớp biểu mô ngoài cùng của của giác mạc vốn là lớp quan trọng, bảo vệ, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc, mất đi lớp biểu mô này, giác mạc sẽ trở nên yếu, mắt mất đi 1 lớp bảo vệ, người bệnh sẽ thấy khô mắt lâu dài. Do vậy, phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa, phẫu thuật PRK hay Smart Surface làm tổn hại trực tiếp đến lớp biểu mô của giác mạc. Phẫu thuật Lasik SBK, Lasik Femtosecond với cơ chế bảo tồn lớp biểu mô giác mạc ra đời để thay thế cho các phương án cũ.

Hai phương án trên khắc phục được nhược điểm của các phương án phẫu thuật trước đó, tức là không làm mất đi lớp biểu mô ngoài cùng của giác mạc. Dù vậy, phương pháp này vẫn tạo đường cắt dài khoảng 20mm trên giác mạc nên vẫn gây tình trạng khô mắt trong 1 khoảng thời gian sau mổ.

Và RELEX SMILE - phương án phẫu thuật bằng tia Laser hiện đại nhất trong lĩnh vực điều trị tật khúc xạ hiện nay đã được phát triển và áp dụng rộng rãi trong điều trị phẫu thuật tật khúc xạ.

Tuy nhiên, với người bệnh có giác mạc quá mỏng, độ cận, loạn thị cao trên 10 độ thì ReLEx SMILE không thể xử lý được. Một phương án khác dành cho đối tượng này là Phẫu thuật PHAKIC

Với những tác động nhẹ trên giác mạc của phẫu thuật RELEX SMILE hay là PHAKIC, giác mạc sẽ hoàn toàn tự liền lại sau phẫu thuật 4-6h, sức khỏe của mắt cũng như của giác mạc không bị ảnh hưởng. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể thoải mái sinh hoạt bình thường, vận động mạnh như bơi lội, chơi thể thao…

Giác mạc là bộ phận quan trọng và dễ bị tổn thương nhất của mắt vì vị trị nằm ngoài cùng nhãn cầu, do vậy, cần thiết phải giữ gìn giác mạc cũng như đôi mắt để “cửa sổ tâm hồn” luôn tươi sáng.

Link nội dung: https://stt.edu.vn/bo-phan-cua-mat-giong-nhu-thau-kinh-a76763.html