Trang thông tin tổng hợp
Trang thông tin tổng hợp
  • Thơ
    • Thơ theo tác giả
    • Thơ hài hước, thơ chế
    • Thơ thả thính
    • Thơ buồn
    • Thơ về trẻ em, thiếu nhi
    • Thơ châm biếm
    • Thơ tình yêu
  • Học văn
    • Ngữ văn lớp 6
    • Ngữ văn lớp 7
    • Ngữ văn lớp 8
    • Ngữ văn lớp 9
    • Ngữ văn lớp 10
    • Ngữ văn lớp 12
    • Ngữ văn lớp 11
  • Câu nói
  • Sửa chỉnh tả
  • Học Thuật
  • Ca dao tục ngữ
  • Đồng giao
  • Trò chơi
  • Khám phá
    • Hình Ảnh Đẹp
    • Meme
Thơ Học văn Câu nói Sửa chỉnh tả Học Thuật Ca dao tục ngữ Đồng giao Trò chơi Khám phá Hình Ảnh Đẹp Meme
  1. Trang chủ
  2. Hình Ảnh Đẹp
Mục Lục

So sánh chụp CT và MRI có gì khác nhau? Phương pháp nào tốt hơn?

avatar
kangta
13:59 06/07/2025

Mục Lục

So sánh chụp CT và MRI để thấy sự khác biệt về nguyên lý hoạt động, chất lượng hình ảnh, tốc độ chụp và mục đích của hai kỹ thuật này. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, đảm bảo chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng gặp phải.

so sánh chụp ct và mri

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Thế nào là chụp MRI?

Chụp MRI là phương pháp chụp cộng hưởng từ, sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để phác họa hình ảnh về xương, mô và các cơ quan bên trong cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán một số tình trạng sức khỏe như:

  • Các khối u trong cơ thể, chẳng hạn như ung thư vú
  • Các vấn đề bất thường về khớp, dây chằng…
  • Các vấn đề bất thường về mạch máu và tim mạch, chẳng hạn như chứng phình động mạch, tổn thương do tiền sử đau tim, tắc nghẽn động mạch…
  • Các vấn đề về não và tủy sống, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, chứng phình động mạch Tình trạng viêm ruột, như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
  • Bệnh gan, điển hình là xơ gan
  • Các vấn đề bất thường về xương và mô mềm xung quanh xương, giúp chẩn đoán nhiễm trùng, khối u trên/ gần xương…
mri là gì
Chụp MRI là phương pháp chụp cộng hưởng từ

Thế nào là chụp CT?

Chụp CT là phương pháp chụp cắt lớp vi tính, sử dụng tia X để tạo ra nhiều mặt cắt ngang trên cơ thể, giúp kiểm tra các vấn đề về xương, mô não hoặc các cơ quan khác. Cụ thể như sau:

  • Các vấn đề về tuần hoàn: Bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, các vấn đề về thận, phù phổi, phình động mạch chủ…
  • Các vấn đề bất thường ở bụng: Các khối không xác định ở gan, tuyến tụy hoặc thận…
  • Nguyên nhân nước tiểu có lẫn máu bất thường
  • Các vấn đề về phổi: Các dấu hiệu xơ hóa, khí thũng, khối u, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi…
  • Các vấn đề về hệ xương: Các vết gãy xương phức tạp, chấn thương tủy sống, tổn thương do loãng xương và các khối u xương.
  • Tổn thương vùng đầu: Xuất huyết, vôi hóa não, khối u và các vấn đề về lưu thông máu đến não.
hình ảnh chụp ct
Chụp CT là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra nhiều mặt cắt ngang trên cơ thể

So sánh chụp CT và MRI khác nhau như thế nào?

Dưới đây là phần so sánh những điểm khác nhau giữa chụp CT và MRI: (1)

1. Nguyên lý hoạt động

Chụp CT sử dụng tia X để thu thập hình ảnh chi tiết về các cơ quan, xương và mô bên trong cơ thể. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ nằm trên một chiếc bàn di động, di chuyển qua máy quét. Dữ liệu thu được là hình ảnh ba chiều, cho thấy những bất thường về xương, mô mềm, chẳng hạn như viêm phổi, khối u ở các cơ quan, gãy xương…

Chụp MRI cũng tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan bên trong cơ thể, nhưng sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh, thay vì dùng tia X như chụp CT. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cũng nằm trên một chiếc bàn di động, di chuyển qua máy chụp MRI.

2. Hình ảnh

Chụp MRI cho kết quả hình ảnh sắc nét, chi tiết hơn, đặc biệt là các mô mềm và phía sau xương. Trong khi đó, chất lượng hình ảnh trên phim chụp CT có thể không rõ ràng bằng.

3. Tốc độ

Chụp CT tốn ít thời gian hơn so với chụp MRI. Chụp cắt lớp vi tính thông thường chỉ mất khoảng 10 phút nhưng chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài đến 1 giờ hoặc lâu hơn.

4. Mức âm thanh

Chụp MRI thường rất ồn và người bệnh phải đeo nút bịt tai hoặc tai nghe để giảm tác động lên tai. Trong khi đó, chụp CT êm ái hơn, không cần dùng đến các thiết bị bảo vệ tai.

5. Chi phí

Chi phí chụp CT hay MRI có sự khác biệt ở từng cơ sở y tế do nhiều yếu tố như máy móc, dịch vụ, đội ngũ bác sĩ… Do đó, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện qua số hotline tổng đài, các kênh thông tin của bệnh viện để nhận được báo giá chính xác cho từng kỹ thuật chẩn đoán.

6. Mục đích

Cả hai phương pháp chụp MRI và CT đều tạo ra hình ảnh chi tiết về các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Trong đó, chụp MRI thường cung cấp hình ảnh chính xác hơn nên được sử dụng để chẩn đoán các tình trạng liên quan đến xương, cơ quan hoặc khớp. Chụp CT thường được sử dụng để xác định các vết gãy xương, khối u hoặc chảy máu trong. Mục đích của từng kỹ thuật chẩn đoán như sau:

Chụp MRI nhằm chẩn đoán các tình trạng:

  • Rách dây chằng
  • Vấn đề về mô mềm
  • Vấn đề về cột sống
  • Vấn đề về thần kinh
  • Các tình trạng viêm

Chụp CT nhằm chẩn đoán các trường hợp:

  • Tình trạng cấp cứu, chẳng hạn như đột quỵ
  • Gãy xương
  • Các cục máu đông
  • Tổn thương các cơ quan nội tạng
  • Chảy máu trong
  • Khối u
  • Sự phát triển ung thư

Đánh giá ưu nhược điểm của chụp CT và MRI

Khi so sánh chụp CT và MRI, có thể thấy, hai phương pháp chẩn đoán này sở hữu ưu nhược điểm như sau:

1. Cộng hưởng từ (MRI)

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của phương pháp chụp MRI:

1.1 Ưu điểm

So với chụp CT, chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn, đặc biệt hữu ích trong trường hợp bác sĩ cần quan sát mô mềm hoặc các tổn thương như rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm… Ngoài ra, phương pháp chụp MRI cũng không sử dụng bức xạ gây hại cho sức khỏe.

1.2 Nhược điểm

Phương pháp chụp MRI vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Chi phí chụp MRI có thể cao gấp đôi chi phí chụp CT
  • Chụp MRI tốn nhiều thời gian hơn
  • Thiết bị chụp MRI phát ra âm thanh lớn có thể ảnh hưởng đến tai cũng như tâm lý người bệnh
  • Bất kỳ chuyển động nào của người bệnh trong quá trình chụp MRI cũng có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh cũng như tính chính xác của chẩn đoán, vì vậy cần kiểm soát tốt hơi thở cũng như cơ thể trong quá trình thực hiện.
  • Mô ung thư và dịch dư thừa có thể trông giống nhau trên kết quả chụp MRI, dẫn đến nhầm lẫn, sai lệch về kết quả.
so sánh chụp mri và ct
Chụp MRI tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn chụp CT

2. Chụp CT

2.1 Ưu điểm

So với chụp MRI, chụp CT sở hữu một số ưu, nhược điểm như sau:

  • Kết quả chụp thường có nhanh hơn so với chụp MRI, nên được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp
  • Không có tiếng ồn mạnh như chụp MRI, không cần phải đeo bịt tai
  • Chi phí chụp CT thấp hơn so với chụp MRI

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kế trên, chụp CT cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Lượng bức xạ phát ra khi chụp cắt lớp vi tính rất lớn, có thể cao gấp 1000 lần chụp X-quang.
  • Dù chi phí thấp hơn nhưng hình ảnh thu được từ chụp CT không chi tiết như chụp MRI nên rất dễ bỏ sót một số thông tin quan trọng.
  • Máy chụp CT có thể giới hạn cân nặng của người bệnh, tuỳ vào từng kiểu máy.

Thắc mắc hay gặp

Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi so sánh chụp CT và MRI:

1. Chụp CT và chụp MRI cái nào tốt hơn?

Phương pháp chụp CT và MRI đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, điều quan trọng là cần chọn phương pháp phù hợp với từng trường hợp. Chụp MRI thường được chỉ định để chẩn đoán các tình trạng như rách dây chằng, vấn đề về mô mềm, cột sống, thần kinh và các tình trạng viêm. Trong khi đó, CT thường dùng cho các trường hợp cấp cứu, chẳng hạn như đột quỵ hoặc gãy xương, chẩn đoán cục máu đông, tổn thương các cơ quan nội tạng, chảy máu trong, khối u, ung thư…

2. Chụp CT và chụp MRI có gây ung thư không?

Quá trình chụp CT sẽ khiến cơ thể phải tiếp xúc với bức xạ. Khả năng phát triển ung thư sau một lần chụp CT là khoảng 1/2.000, nhưng mức độ phơi nhiễm phóng xạ sẽ tăng dần trong những lần chụp tiếp theo. Việc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ từ khi còn nhỏ có thể dẫn đến ung thư ở tuổi trưởng thành. Do đó, phương pháp này không được khuyến khích thực hiện ở trẻ em, đồng thời số lần chụp trong suốt cuộc đời về sau cũng cần hạn chế.

Trong khi đó, chụp MRI không gây hại sức khỏe, không tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư do không sử dụng bức xạ ion.

3. Cần lưu ý gì khi chụp CT và MRI?

Những đối tượng chống chỉ định với chụp CT bao gồm:

  • Trẻ em
  • Người bị dị ứng với thuốc nhuộm tương phản iốt, thường được sử dụng trong kỹ thuật chụp CT
  • Phụ nữ mang thai

Chụp MRI có mức độ rủi ro thấp nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Từ trường cường độ cao được tạo ra trong quá trình chụp MRI có thể gây hại cho những người có cấy ghép kim loại trong cơ thể, bao gồm:

  • Vòng tránh thai
  • Khớp nhân tạo
  • Máy tạo nhịp tim
  • Thiết bị cấy ghép ở mắt
  • Clip chứng phình động mạch

4. Nên chụp CT và MRI ở đâu?

Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị uy tín về dịch vụ chụp CT và MRI, giúp chẩn đoán sớm các tình trạng sức khỏe có thể gặp phải. Bệnh viện trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, bao gồm: hệ thống chụp CT 1975 hiện đại đầu tiên tại Đông Nam Á, hệ thống CT 768 lát cắt Somatom Drive (Siemens, Đức),hệ thống cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira Biomatrix (Siemens, Đức)… Từ đó, kết quả chẩn đoán đảm bảo độ chính xác cao, thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Hệ thống máy chụp CT 1975 lát cắt tại BVĐK Tâm Anh

Gần đây, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á trang bị dòng máy CT 1975 lát cắt cao cấp. CT 1975 là phiên bản cải tiến mới nhất của máy CT Revolution Apex, thuộc dòng Revolution Apex Elite, được sản xuất bởi tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Mỹ).

Thiết bị sở hữu lên đến 1975 lát cắt, tốc độ chụp nhanh nhất thế giới (0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây), đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ chẩn đoán sớm các tổn thương siêu nhỏ với kích thước từ 0,23 mm. Đặc biệt, máy CT 1975 còn có khả năng giảm liều xạ lên đến 96%, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh, kể cả trẻ em trong quá trình thực hiện. Máy được thiết kế giúp phát hiện nhanh các tổn thương đa dạng bên trong các cơ quan trong cơ thể, từ đó chẩn đoán sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh lý nhi khoa,…

so sánh chụp ct và cộng hưởng từ
Hệ thống chụp CT 1975 hiện đại tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là bài viết tổng hợp so sánh chụp CT và MRI, ưu nhược điểm và chỉ định, chống chỉ định cụ thể. Hy vọng qua những chia sẻ trên, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật mới liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe.

0 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
sunwin
Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Thơ
    • Thơ theo tác giả
    • Thơ hài hước, thơ chế
    • Thơ thả thính
    • Thơ buồn
    • Thơ về trẻ em, thiếu nhi
    • Thơ châm biếm
    • Thơ tình yêu
  • Học văn
    • Ngữ văn lớp 6
    • Ngữ văn lớp 7
    • Ngữ văn lớp 8
    • Ngữ văn lớp 9
    • Ngữ văn lớp 10
    • Ngữ văn lớp 12
    • Ngữ văn lớp 11
  • Câu nói
  • Sửa chỉnh tả
  • Học Thuật
  • Ca dao tục ngữ
  • Đồng giao
  • Trò chơi
  • Khám phá
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Meme
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký