Trí nhớ là gì? Vai trò, các quá trình cơ bản và bệnh lý thường gặp

Trí nhớ là gì?

Trí nhớ (ký ức) là khả năng ghi nhớ, lưu trữ và hồi tưởng lại thông tin. Trí nhớ là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận của não bộ. (1)Trong đó, trí nhớ có thể được chia thành hai loại chính là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.Ngoài ra, còn có một dạng trí nhớ khác là trí nhớ tức thời, chẳng hạn như ghi nhớ số điện thoại hay một chức danh ngẫu nhiên nào đó.

Đọc thêm

Cơ sở của trí nhớ

Cơ sở của trí nhớ là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều phần của não bộ. Cơ sở này bao gồm việc hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời. Cụ thể, khi chúng ta ghi nhớ một việc nào đó, não bộ sẽ thông qua đường liên hệ thần kinh tạm thời để thực hiện hoạt động để tạo ra mối liên hệ giữa thông tin mới với những thông tin cũ đang được lưu giữ.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ, bao gồm:

Đọc thêm

Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ không chỉ là một chức năng của não bộ, mà còn là một phần quan trọng tạo nên bản sắc, khả năng thích nghi và sự tiến bộ của con người. Có thể nói, trí nhớ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của con người. Các vai trò của trí nhớ bao gồm:Trí nhớ kém, suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và giao tiếp của chúng ta.

Đọc thêm

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Quá trình cơ bản của trí nhớ thường gồm 3 giai đoạn là giai đoạn ghi nhớ, giai đoạn gìn giữ và giai đoạn tái hiện. Cụ thể: (2)

Đọc thêm

1. Quá trình ghi nhớ

Ghi nhớ, còn được gọi là mã hóa, là quá trình chuyển đổi thông tin mà não bộ tiếp nhận thành một dạng có thể hiểu và lưu trữ trong não bộ. Khi chúng ta tiếp xúc với thông tin mới thì các thông tin này được mã hóa thành các tín hiệu điện và hóa học mà neuron có thể hiểu và xử lý.Cách mã hóa cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại thông tin và ngữ cảnh mà chúng ta tiếp nhận. Thông tin có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như mã hóa trực quan, mã hóa âm thanh, mã hóa ý nghĩa,…

Đọc thêm

2. Quá trình gìn giữ

Quá trình gìn giữ là quá trình củng cố và duy trì thông tin trong bộ nhớ. Quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:Quá trình gìn giữ chia thành hai loại chính: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Khi não bộ chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn thì quá trình này được gọi là lưu trữ.

Đọc thêm

3. Quá trình tái hiện

Quá trình tái hiện là quá trình “lấy” thông tin ra khỏi bộ nhớ. Khi chúng ta cần sử dụng thông tin đã học hoặc trải nghiệm trước đó, não bộ sẽ truy xuất và tái hiện lại thông tin đó.Quá trình tái hiện có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau như nhớ lại mà không cần gợi ý, nhớ thông tin khi có gợi ý hoặc tự nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ. Đôi khi, quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến việc chúng ta quên hoặc nhớ sai lệch các thông tin đã từng ghi nhớ.Các quá trình cơ bản của trí nhớ tương đối phức tạp và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Quá trình ghi nhớ là tiền đề cho quá trình gìn giữ và tái hiện. Quá trình gìn giữ giúp củng cố thông tin trong bộ nhớ, giúp quá trình tái hiện diễn ra dễ dàng hơn.

Đọc thêm

Các loại trí nhớ

Đọc thêm

1. Trí nhớ vận động

Trí nhớ vận động là khả năng ghi nhớ và thực hiện các động tác. Trí nhớ vận động giúp chúng ta học các kỹ năng mới, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chơi thể thao, chơi một loại nhạc cụ nào đó,…Trí nhớ vận động không dễ dàng được diễn tả qua lời nói nhưng được thể hiện qua hành động.

Đọc thêm

2. Trí nhớ cảm xúc

Trí nhớ cảm xúc là khả năng ghi nhớ và hồi tưởng lại những cảm xúc. Ví dụ như bạn có thể không nhớ chi tiết về một sự kiện, nhưng bạn có thể nhớ cảm giác vui mừng hoặc buồn bã liên quan đến sự kiện đó. Trí nhớ cảm xúc giúp chúng ta hiểu và phản ứng với cảm xúc của bản thân và người khác.

Đọc thêm

3. Trí nhớ biểu tượng

Trí nhớ biểu tượng là trí nhớ liên quan đến việc ghi nhớ thông qua biểu tượng hình ảnh, âm thanh hoặc cảm giác, chẳng hạn như chữ viết, hình ảnh, âm thanh,… Trí nhớ biểu tượng giúp chúng ta học ngôn ngữ, đọc hiểu,…

Đọc thêm

4. Trí nhớ từ ngữ - logic

Trí nhớ từ ngữ - logic là dạng trí nhớ có liên quan đến việc lưu giữ và tái hiện lại thông tin dựa trên ngôn ngữ và lập luận logic, chẳng hạn như các sự kiện, khái niệm, quy tắc,… Trí nhớ từ ngữ - logic được biểu hiện qua việc nhớ một bài giảng hoặc nội dung của một cuốn sách,…Dạng trí nhớ này giúp chúng ta có thể học tập, giải quyết vấn đề, ra quyết định,…

Đọc thêm

5. Trí nhớ có chủ định

Trí nhớ có chủ định là khả năng ghi nhớ thông tin một cách có ý thức, như khi chúng ta cố gắng học thuộc bài hoặc ghi nhớ một danh sách mua sắm. Trí nhớ có chủ định giúp chúng ta học tập, làm việc,…

Đọc thêm

6. Trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn là khả năng ghi nhớ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn, thường là các thông tin diễn ra ngay tức thời, chỉ trong vài giây hoặc vài phút. Trí nhớ ngắn hạn giúp chúng ta ghi nhớ các thông tin cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. (3)

Đọc thêm

7. Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn là nơi chúng ta lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí cả đời. Trí nhớ dài hạn có thể chứa kiến thức, kỹ năng, kỷ niệm và nhiều loại thông tin khác. (4)

Đọc thêm

8. Trí nhớ trực tiếp

Trí nhớ trực tiếp là khả năng ghi nhớ thông tin một cách trực tiếp, không cần thông qua quá trình học tập. Trí nhớ trực tiếp giúp chúng ta nhớ lại những thông tin đã trải nghiệm, chẳng hạn như khuôn mặt, mùi hương, vị giác,…

Đọc thêm

9. Trí nhớ gián tiếp

Trí nhớ gián tiếp là khả năng ghi nhớ thông tin không qua trải nghiệm trực tiếp nhưng thông qua việc nghe kể hoặc đọc về nó. Trí nhớ gián tiếp giúp chúng ta nhớ lại những thông tin đã được học, chẳng hạn như một sự kiện lịch sử trong sách giáo khoa, một công thức toán học, một phản ứng hóa học,…

Đọc thêm

Cách bệnh lý thường gặp liên quan đến trí nhớ

Trí nhớ là một trong những khả năng quý giá nhất của con người, nhưng nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến trí nhớ:

Đọc thêm

1. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng suy giảm chức năng nhận thức ở người cao tuổi. Sa sút trí tuệ có thể dẫn đến khó khăn trong việc suy nghĩ, ghi nhớ, học hỏi và thực hiện các hoạt động hàng ngày.Sa sút trí tuệ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm lão hóa, bệnh lý não hoặc tác động của các yếu tố môi trường.

Đọc thêm

2. Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ thường liên quan đến việc khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc lấy lại thông tin đã biết trước đó. Suy giảm này có thể tạm thời hoặc kéo dài.Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm trí nhớ bao gồm:

Đọc thêm

3. Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là tình trạng mất hoàn toàn trí nhớ. Mất trí nhớ có thể là do nhiều nguyên nhân, có thể là do chấn thương não, một số loại thuốc hoặc bệnh lý cụ thể của não.

Đọc thêm

4. Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý tiến triển, gây tổn thương cho các tế bào não và dẫn đến suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy và khả năng thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Đọc thêm

5. Parkinson

Bệnh Parkinson chủ yếu ảnh hưởng đến vận động, nhưng nó cũng có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ và tư duy. Người mắc bệnh Parkinson thường gặp khó khăn trong việc tập trung và lập kế hoạch, và có thể phát triển triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ trong giai đoạn sau của bệnh.

Đọc thêm

6. Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý trên, còn có một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, bao gồm:Các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến trí nhớ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới, quên những thông tin đã biết, khó khăn trong việc tìm từ ngữ hay suy nghĩ logic hay giải quyết vấn đề, khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc hành vi, mất khả năng tự chăm sóc,…

Đọc thêm

Cách cải thiện trí nhớ

Cải thiện trí nhớ không chỉ giúp bạn tăng cường hiệu suất làm việc và học tập mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ khi lão hóa.Vậy làm sao để có thể cải thiện trí nhớ? Một số cách giúp bạn hạn chế các bệnh lý liên quan đến trí ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Stt