Máu là gì? Có tác dụng gì? Cấu tạo và những gì bạn cần biết

Máu là gì?

Máu (Blood) là chất lỏng lưu thông tự do trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu được tim bơm đến các mô và cơ quan của cơ thể, sau đó được đưa trở lại tim để lặp lại quá trình tuần hoàn này.Máu lưu thông trong hệ thống mạch máu, bao gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.Ở cơ thể người, máu có màu đỏ và có độ nhớt cao hơn nước. Màu sắc đặc trưng của máu được tạo ra bởi hemoglobin, một loại protein có chứa sắt. Hemoglobin có màu sáng khi bão hòa oxy (oxyhemoglobin) và sẫm màu khi loại bỏ oxy (deoxyhemoglobin). (1)

Đọc thêm

Tế bào máu là gì? Nguồn gốc của tế bào máu

Tế bào máu được tạo ra từ tủy xương. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính của người, là một mô có kết cấu mềm, xốp, nằm ở các xương dẹt (xương sọ, xương ức, xương sườn, xương chậu, xương đốt sống…) và đầu tận xương dài (xương cánh tay, xương đùi, xương ch...

Đọc thêm

Trong máu có chất gì?

Thành phần chủ yếu của máu bao gồm huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Thành phần của huyết tương chủ yếu là nước (chiếm đến 92%) và các chất quan trọng khác như:

Đọc thêm

Máu di chuyển trong cơ thể như thế nào?

Cơ thể con người cần lưu lượng máu di chuyển liên tục qua tim và các bộ phận để duy trì sự sống. Quá trình lưu thông của máu diễn ra thành một vòng tuần hoàn:Trong quá trình di chuyển của máu, hai loại mạch máu có nhiệm vụ mang máu đi khắp cơ thể chính là động mạch và tĩnh mạch:Khi tim đập, máu di chuyển khắp cơ thể tại các điểm có mạch đập - như cổ và cổ tay - nơi các động mạch lớn chứa đầy máu chạy sát bề mặt da.

Đọc thêm

Cấu tạo các thành phần trong máu

Cấu tạo máu gồm hai phần chính: tế bào máu (chiếm 45%) và huyết tương (khoảng 55%).

Đọc thêm

1. Huyết tương

Huyết tương là thành phần vô cùng quan trọng, kết cấu dạng chất lỏng màu vàng và chứa hơn 90% nước. Ngoài ra hỗn hợp huyết tương còn chứa đường, chất béo, protein và muối khoáng, các men,… Các tế bào máu sẽ lơ lửng trong huyết tương.Nước trong huyết tươ...

Đọc thêm

2. Các tế bào máu

Cấu tạo của tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào sẽ giữ những chức năng khác nhau. Hồng cầu chiếm số lượng nhiều nhất trong số các loại tế bào máu.

Đọc thêm

2.1. Hồng cầu

Các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi do chứa huyết sắc tố và chiếm hơn 40% thể tích của máu. Số lượng hồng cầu bình thường là 4,5 - 6,2 triệu/µL ở nam và 4,0 - 5,2 triệu/µL ở nữ.Hồng cầu có hình dạng đĩa, hai mặt lõm với tâm dẹt. Việc sản xuất hồng cầu ...

Đọc thêm

2.2. Bạch cầu

Tế bào bạch cầu trong máu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhưng chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng máu. Số lượng bạch cầu trong một microlit máu thường dao động từ 3.700 -10.500/µL. Số lượng bạch cầu cao hơn hoặc thấp hơ...

Đọc thêm

2.3. Tiểu cầu

Không giống như hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu thực chất không phải là tế bào mà là những mảnh tế bào nhỏ, có hình bầu dục. Có từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/µL. Tuy nhiên, tiểu cầu chỉ tồn tại khoảng 9 ngày trong máu và liên tục được thay thế bằng ti...

Đọc thêm

Lượng máu ở người bình thường là bao nhiêu?

Đọc thêm

1. Lượng máu trung bình ở người trưởng thành

Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ, khoảng 7 - 8% tổng trọng lượng cơ thể con người là máu. Tổng lượng máu ở người sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, cân nặng và các yếu tố khác. Trung bình lượng máu ở người trưởng thành là khoảng 60 ml/kg trọng lượng cơ thể. Nói cách khác, một người trưởng thành trung bình có xấp xỉ 5-6 lít máu trong cơ thể.Ở cơ thể người trưởng thành với mức cân nặng trung bình thì nam giới có khoảng 5,67 lít máu; còn nữ giới khoảng 4,2 lít máu.

Đọc thêm

2. Sự thay đổi về lượng máu trong cơ thể

Có rất ít sự thay đổi về lượng máu của một người khỏe mạnh trong thời gian dài, mặc dù thành phần của máu luôn thay đổi liên tục. Đặc biệt, thành phần nước trong máu liên tục di chuyển vào - ra nhằm duy trì sự cân bằng với chất lỏng ngoại mạch (những ch...

Đọc thêm

Vai trò của máu

Máu có tác dụng gì? Chức năng của máu là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Các chức năng chính của máu bao gồm:

Đọc thêm

Có bao nhiêu nhóm máu?

Đọc thêm

1. Cách xác định nhóm máu

Nhóm máu của một người được xác định bởi các kháng nguyên trên tế bào hồng cầu.Kháng nguyên là các phân tử protein trên bề mặt của các tế bào này. Còn kháng thể là các protein trong huyết tương cảnh báo hệ thống miễn dịch về sự hiện diện của các chất lạ có khả năng gây hại. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi mối đe dọa của bệnh tật hoặc nhiễm trùng.Các tế bào hồng cầu đôi khi chứa một kháng nguyên khác gọi là RhD (cũng là một phần của nhóm máu). Nhóm máu dương là nhóm máu có kháng nguyên RhD.

Đọc thêm

2. Vai trò của việc xác định nhóm máu

Việc biết bản thân thuộc nhóm máu gì có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh (cần truyền máu) hoặc nhận tạng hiến từ người khác. Các kháng thể sẽ tấn công các tế bào máu mới nếu không đúng nhóm máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể gây hại tính mạng. Ví dụ, kháng thể kháng A sẽ tấn công các tế bào có kháng nguyên A.Bên cạnh đó, việc xác định nhóm máu rất quan trọng khi mang thai. Ví dụ, nếu một người mang thai có máu RhD âm tính, nhưng thai nhi thừa hưởng máu RhD dương tính thì cần phải điều trị để ngăn ngừa tình trạng tan máu ở trẻ sơ sinh.

Đọc thêm

3. Các nhóm máu

Mỗi người có thể sở hữu một trong bốn nhóm máu chính là: A, B, AB hoặc O.Mỗi nhóm này có thể là Rh dương tính (+) hoặc âm tính (-), tạo thành tám loại máu chính là: A(+), A(-), B(+), B(-), AB(+), AB(-), O(+) và O(-).Khi xác định được nhóm máu, bạn có thể dễ dàng biết được mình có thể cho hoặc nhận nhóm máu nào, dựa trên bảng tóm tắt sau:

Đọc thêm

Các vấn đề thường gặp

Đọc thêm

1. Cơ thể mất máu nguy hiểm như thế nào?

Trong những trường hợp mắc phải các bệnh lý như thiếu máu do mất máu, suy tủy,… lượng máu trong cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì sẽ gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí t...

Đọc thêm

2. Các xét nghiệm máu phổ biến

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến nhất để theo dõi sức khỏe tổng thể và/hoặc giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.Có nhiều xét nghiệm máu khác nhau, phổ biến bao gồm:Ngoài ra, tùy theo nhu cầu thăm khám, tầm soát và các vấn đề sứ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Stt