Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Chuẩn bị đọc
Đề đền Sầm Nghi Đống đọc hiểu bắt đầu với câu hỏi liên quan đến cảm nhận về các ngôi đền.Bạn có thể theo dõi hướng dẫn trả lời các vấn đề được đặt ra trong sách ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tại đây.
Câu 1: Theo em, khi đến những ngôi đền người thường có thái độ như thế nào?
Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công vớ...
Trải nghiệm cùng văn bản
Đọc hiểu Đề đền Sầm Nghi Đống bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý sau.
Câu 1: Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?
Cách hiểu về câu thơ “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”:- “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”: Sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư? (Nó quá ít đối với một đấng nam nhi).→ Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần so với sự nghiệp của Sầm Nghi Đồng, câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.
Suy ngẫm và phản hồi
Tham khảo soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống với gợi ý trả lời chi tiết được tổng hợp dưới đây.
Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đồng. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả:+ “Ghé mắt trông ngang”: Cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn.+ “Kìa”: Bộc lộ sự ngạc nhiên, cũng là cái chỉ tay bất kính.+ “đền Thái thú đứng cheo leo”: Ngôi đền đó chẳng có gì vững chãi, đàng hoàng.+ “đây”: Dùn...
Câu 2: Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thờ?
Giả định của tác giả trong hai câu thơ cuối và quan niệm về “sự anh hùng” của nhà thơ.- Giả định của tác giả:Giả định nếu tác giả (phận nữ nhi, một người phụ nữ) được đổi phận nam nhi thì sự anh hùng sẽ vẻ vang, oanh liệt hơn việc thắt cổ tự vẫn vì bại trận.- Quan niệm về “sự anh hùng” của tác giả:“Sự anh hùng” là phải có tài cầm quân thao lược, có tài năng chỉ huy, hi sinh vì chính nghĩa, biết làm nên những chiến tích anh hùng, vẻ vang cho dân tộc.
Câu 3: Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?
- Thủ pháp trào phúng: Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng thủ pháp giễu nhại.- Tác giả của thủ pháp trào phúng:+ Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “ghé mắt trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của qua...
Câu 4: Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.Căn cứ xác định chủ đề:+ Thái độ khinh thường tên tướng giặc bại trận Sầm Nghi Đống.+ Giả định được đổi phận làm trai sẽ làm nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang, oanh liệt, chứ không hèn nhát như tên giặc.
Câu 5: Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Qua bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống”, Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm thông điệp đến mọi phụ nữ trong xã hội cần ý thức được tài năng, phẩm chất, giá trị của mình để vươn tới khát vọng bình đẳng nam nữ trong xã hội.Xem thêm:
Kết luận
Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống mang đến toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài giảng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tại Trang phân tích văn học The POET Magazine để cải thiện khả năng đọc hiểu và phân tích tác phẩm.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!