Môi âm hộ (môi âm vật): Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề
Môi âm hộ là gì?
Môi âm hộ (labia) là một phần của cơ quan sinh dục nữ giới, nằm bên ngoài âm đạo, gồm có môi lớn (labia majora) và môi bé (labia minora). Trong đó, môi bé là hai vạt mô mỏng nằm ở hai bên cửa âm đạo, còn môi lớn là hai vùng mô nằm bao bọc bên ngoài môi bé.Môi âm hộ bao quanh, bảo vệ âm vật và các lỗ mở của âm vật và niệu đạo. (1)
Sự thay đổi của môi âm hộ theo từng giai đoạn
Bác sĩ Mai Ngân cho biết, các mô sinh dục bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến những thay đổi về hình dạng, kích thước và độ đàn hồi của môi âm đạo ở từng giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc đời.Khi mới sinh,...
Chức năng của môi âm hộ
Môi âm hộ là một trong những vùng kích thích cảm giác tình dục ở người phụ nữ. Khi bị kích thích, môi âm hộ sẽ sưng to lên do lưu lượng máu di chuyển đến khu vực này nhiều hơn và mở nhẹ âm hộ. Khi bị tích tụ máu, đường kính môi âm hộ có thể nở ra từ 2-3 lần và có màu đỏ hoặc sẫm.Sau một khoảng thời gian bị kích thích tình dục, máu sẽ dồn nhiều hơn khoảng 30 giây đến 3 phút trước khi phụ nữ đạt được cực khoái. Sau khi đạt cực khoái hoặc khi không còn bị kích thích tình dục, môi âm hộ sẽ dần trở về trạng thái ban đầu.
Hình dạng của môi âm hộ
Bác sĩ Mai Ngân cho biết, kích thước và hình dạng của môi âm hộ sẽ khác nhau ở mỗi người. Thậm chí ở cùng một người, kích thước hai bên môi âm hộ dũng không đều nhau, điều này là hoàn toàn bình thường. Miễn là chị em không bị đau hoặc xuất hiện cục u bất thường trong âm đạo thì không cần lo lắng.Một số hình dạng môi âm đạo phổ biến nhất là:
1. Môi bé không đối xứng
Môi bé dài hơn, dày hơn và kích thước hai môi bé không giống nhau nên được gọi là môi bé không đối xứng.
2. Môi lớn cong
Tưởng tượng môi lớn giống như một chiếc móng ngựa lộn ngược, thường để lộ môi bé phía bên trong.
2. Môi bé nổi bật
Khi nhìn vào âm hộ có thể thấy môi bé dài hơn và nhô ra cao hơn. Tuy nhiên, môi bé chỉ vừa đủ nhô ra bên ngoài một chút.
3. Môi lớn nổi bật
Môi lớn nằm thấp hơn so với âm hộ, da môi lớn có thể dày hơn hoặc mỏng hơn ở một bên môi.
4. Môi bé dài lủng lẳng
Là một dạng môi bé nổi bật nhưng môi bé nhô ra ngoài nhiều hơn, có thể lủng lẳng bên ngoài nên chị em có thể cảm nhận rõ rệt khi mặc quần lót.
5. Môi lớn dài lủng lẳng
Là một dạng môi lớn nổi bật, da môi lớn dày hơn và lủng lẳng xuống nên có cảm giác mỏng và lỏng lẻo. Các nếp gấp môi lớn có thể nhô ra ngoài và cảm nhận khi chị em mặc quần lót.
6. Môi lớn nhỏ và hở
Môi lớn phẳng và tựa vào xương mu, tuy nhiên có một khoảng trống nên khi nhìn vào môi âm hộ có thể thấy môi bé dễ dàng.
7. Môi lớn nhỏ và khép kín
Môi lớn không tách nhau nên che toàn bộ môi bé ở bên trong.
8. Nhìn thấy môi bé bên trong
Môi lớn và môi bé có kích thước bằng nhau, vì môi bé nằm bên ngoài các nếp gấp bên ngoài nên không thể nhìn thấy được. Môi bé chỉ được nhìn thấy khi các nếp gấp bên ngoài kéo về hai bên một cách tự nhiên, hoặc nhìn từ trên xuống dưới của môi lớn.
Chiều dài và chiều rộng của môi âm hộ bao nhiêu là bình thường?
Nhiều chị em lo lắng, không biết kích thước môi âm hộ bao nhiêu là bình thường. Bác sĩ Mai Ngân cho biết, kích thước môi âm hộ ở mỗi người là khác nhau, do đó chị em không nên đánh giá, so sánh môi âm hộ với những người khác và cảm thấy lo lắng không đá...
Kích thước môi âm hộ có ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục không?
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2020 cho thấy kích thước môi âm đạo hầu như không ảnh hưởng đến chức năng cũng như cực khoái trong quan hệ tình dục. Cảm giác tự ti, không thoải mái khi quan hệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú và cảm giác cuộc yêu.Tuy nhiên, tình trạng phì đại môi âm hộ có thể khiến việc quan hệ tình dục không được thoải mái. Trong tình huống này, chị em có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn, hướng dẫn phương pháp tạo hình thu nhỏ âm đạo.
Những vấn đề thường gặp ở môi âm hộ
Môi âm hộ là bộ phận rất nhạy cảm của hệ thống cơ quan sinh dục nữ, do đó có nguy cơ gặp nhiều vấn đề như phì đại, viêm da, nổi u cục, mọc lông ngược, bệnh vẩy nến… (3)
1. Phì đại môi âm hộ
Là tình trạng một hoặc cả hai môi âm hộ đều lớn hơn bình thường, một môi lớn hơn môi còn lại hoặc môi bé lớn hơn, bao trùm cả môi lớn.Phì đại môi âm hộ thường vô hại, không phải bệnh lý nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục của người phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến chị em tự ti khi quan hệ, cũng như gặp khó khăn trong việc vệ sinh sạch sẽ. Do đó chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ cô bé.
2. Dính môi âm hộ
Nghĩa là hai môi âm hộ dính lại với nhau, thường gặp ở bé gái khoảng 3 tháng đến 2 tuổi và sẽ tự tách rời khi trẻ lớn lên hoặc khi kết thúc tuổi dậy thì. Nếu tình trạng này gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được can thiệp phẫu thuật tách dính môi âm hộ.
3. Môi âm hộ bị sưng đỏ
Môi âm hộ bị sưng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men hoặc mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, dị ứng, nhiễm trùng hoặc áp lực tạo ra khi quan hệ tình dục.Tình trạng sưng môi âm hộ có thể ngày càng tồi tệ hơn và khiến chị em cảm thấy bị đau, ngứa, tiết dịch hôi bất thường… Thăm khám để được kiểm tra và điều trị hiệu quả tùy theo nguyên nhân.
4. U nang Bartholine
Là tổn thương dạng nang ở các tuyến Bartholine, các tuyến này nằm ở mỗi bên âm hộ. Các tuyến Bartholine giữ vai trò tiết chất dịch vào trong bề mặt môi bé của âm hộ để giữ ẩm và giúp dương vật đi vào được trơn tru, nhẹ nhàng hơn. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn, chất dịch sẽ chảy ngược vào tuyến và hình thành nên các nang mỏng, không đau gọi là u nang Bartholine. Một số trường hợp u nang Bartholine có thể phát triển thành áp xe.
5. Áp xe Bartholine
Là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn dưới da gây ra, có thể phát triển trên môi âm hộ ngay bên ngoài âm đạo trong tuyến Bartholine. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc lông mọc ngược, cạo tẩy lông, nhiễm trùng ở các tuyến trên da hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
6. Bệnh vẩy nến
Chị em bị bệnh vẩy nến ở những cơ quan khác trên cơ thể cũng sẽ bị vẩy nến ở môi âm hộ. Bệnh vẩy nến là một dạng phát ban đỏ, ngứa và thường xuất hiện ở vùng da có lông và có thể kéo dài đến hậu môn.
7. Mụn cóc và mụn rộp sinh dục
Mụn cóc sinh dục là những vết sưng có thể xuất hiện trên môi âm hộ và các bộ phận khác của hệ thống cơ quan sinh dục do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc thường tự biến mất, tuy nhiên nếu cảm thấy bị ngứa hoặc đau rát, chị em cần thăm khám và điều trị phù hợp.Mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Chị em có thể thấy các vết phồng rộp hoặc lở loét trên môi âm hộ. Tình trạng này có thể tái đi tái lại trong suốt cuộc đời, do đó khi thấy xuất hiện mụn rộp, chị em cần thăm khám ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.
8. Địa y Sclerosus
Là một bệnh ngoài da khá phổ biến chỉ tình trạng mảng da trắng, loang lổ và mỏng hơn bình thường. Bệnh thường ảnh hưởng đến da của bộ phận sinh dục và hậu môn, thường xuất hiện trên âm hộ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh địa y Sclerosus, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bác sĩ Mai Ngân khuyến cáo chị em cần đến ngay cơ sở y tế khi các triệu chứng khó chịu như nóng rát, ngứa, sưng đau… ở môi âm hộ không biến mất. Ngoài ra, nếu xuất hiện vấn đề ở môi âm hộ khiến chị em cảm thấy tự ti, xấu hổ khi gần gũi chồng hoặc bạn tì...
Lời khuyên trong chăm sóc môi âm hộ luôn khỏe mạnh
Bác sĩ Mai Ngân nhắn nhủ, chị em không nên quá bận tâm và lo lắng về hình dạng của môi âm hộ. Thay vào đó, cần có kế hoạch chăm sóc, bảo vệ môi âm hộ bằng những biện pháp sau:Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em hiểu rõ hơn về môi âm hộ và có kiến thức chăm sóc, bảo vệ cơ quan này đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!