Ngò gai (mùi tàu) có tên khoa học là Eryngium foetidum L thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở nước ta, loại cây thân thảo này mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt ở những vùng ẩm mát và đồi núi.
Lá ngò gai là một loại rau thơm được sử dụng làm rau sống ăn kèm hay để làm tăng hương vị các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, tất cả các bộ phận của cây ngò gai đều được dùng làm thuốc, giúp hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh, nám da, kháng khuẩn và đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Tất cả các bộ phận của ngò gai đều được dùng làm thuốc
Thông qua các nghiên cứu, các thành phần hóa học chính được tìm thấy trong ngò gai gồm:
Theo nghiên cứu 2021, chiết xuất hexane EF và stirysterol làm giảm phù nề theo tỷ lệ như nhau trong hai mô hình thử nghiệm (cấp tính và mãn tính).
Chiết xuất ethanol của lá ngò gai đã được chứng minh là có chứa lutein, carotene, axit chlorogen, kaempferol và axit caffeic - những hợp chất có đặc tính chống viêm.
Chiết xuất lá ngò gai có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm nên có thể hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư liên quan đến viêm khi được bổ sung vào chế độ ăn uống. [2]
Dịch chiết xuất từ lá ngò gai cho thấy tác dụng chống viêm tại chỗ
Chiết xuất từ lá ngò gai chứa các hợp chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp bảo vệ khỏi tổn thương tế bào.
Tinh dầu lá ngò gai chiếm tỷ lệ cao gồm (E)-2-Dodecenal (28,43%), 13-tetradecenal (27,45%), dodecanal (14,59%) và 2,4,5-trimethylbenzaldehyde (10,77%) có khả năng loại bỏ các gốc tự do giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa. [2]
Tinh dầu lá ngò gai có tác dụng chống oxy hóa mạnh
Các thành phần hóa học trong ngò gai, đặc biệt là tinh dầu, đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật, đem lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Mabeku và đồng nghiệp đã phát hiện rằng chiết xuất EF có hoạt tính kháng khuẩn chống lại 6 chủng Helicobacter pylori trong các nghiên cứu in vitro và in vivo trên chuột ở Thụy Sĩ.
Chiết xuất metanol của lá ngò gai với các liều lượng 125, 250 và 500 mg/kg cùng với ciprofloxacin (500 mg/kg, là nhóm đối chứng) đã được sử dụng trong 7 ngày, dẫn đến sự ức chế vi khuẩn H. pylori. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận chỉ có 17% số lượng động vật nhiễm H. pylori khi sử dụng chiết xuất ngò gai. [2]
Ngò gai có tác dụng chống lại các vi khuẩn như Helicobacter pylori và E.coli
Ở những người có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi bất thường. Do đó, nhiều bài thuốc dân gian có chứa ngò gai được sử dụng để chữa cảm lạnh.
Bài thuốc chữa cảm lạnh bao gồm 10g ngò gai khô và 6g cam thảo. Đun sôi hỗn hợp này với 300ml nước và giữ trong 15 phút rồi tắt bếp. Nên dùng nước uống lúc ấm nóng và sử dụng 3 lần một ngày.
Sử dụng bài thuốc dân gian có chứa ngò gai giúp chữa cảm lạnh hiệu quả
Sử dụng khoảng 1 nắm lá ngò gai tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng, sau đó bỏ bã chỉ lấy phần nước. Dùng phần nước này thoa lên vùng da bị nám mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, massage trong khoảng 15 - 20 phút để chữa nám da.
Massage bằng nước ngò gai 2 lần một ngày giúp trị nám da hiệu quả
Rửa sạch khoảng 1 nắm ngò gai tươi, sau đó giã nát. Ép lấy phần nước bôi lên vùng da đang bị mẩn ngứa của trẻ. Chú ý theo dõi kích ứng trên da trẻ và phải ngay lập tức rửa sạch với nước nếu thấy có kích ứng xảy ra.
Bôi nước ngò gai giúp điều trị các vùng da bị mẩn ngứa cho trẻ
Sử dụng nước ngò gai để súc miệng là một biện pháp giúp giảm tình trạng hôi miệng không thoải mái trong giao tiếp hàng ngày.
Ngò gai được rửa sạch rồi đem đun sôi, thêm vài hạt muối, khuấy đều. Dùng nước này để ngậm và súc miệng ngày 3 lần. Sau khoảng 1 tuần sẽ chữa được hôi miệng, nhưng cần duy trì thói quen này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Súc miệng bằng nước ngò gai giúp hơi thở thơm mát hơn
Bên cạnh những tác dụng được đề cập ở trên, theo Đông y ngò gai còn là một bài thuốc với nhiều công dụng như:
Ngò gai được nhân dân ta sử dụng từ lâu dưới nhiều hình thức như dùng lá tươi làm gia vị ăn sống, nấu với bồ kết để gội đầu, nước lá ngò gai dùng để chữa đầy hơi, cảm mạo, sốt cùng nhiều bài thuốc dân gian khác.
Tùy thuộc vào cách chế biến, cách dùng và mục đích điều trị của ngò gai mà các bài thuốc được sử dụng với liều lượng và thời điểm khác nhau. Ví dụ dưới dạng thuốc hãm, mỗi ngày chỉ uống 10 - 16g và được chia làm nhiều lần trong ngày. [3]
Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị khi áp dụng các bài thuốc có chứa ngò gai cần chú ý tuân thủ liều lượng theo khuyến cáo và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng ngò gai để đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị
Bài thuốc ngò gai tươi giúp chữa hôi miệng hiệu quả
Sử dụng nước ngò gai tươi thoa lên mặt hỗ trợ trị nám da
Ép lấy nước ngò gai đã giã nát bôi trực tiếp lên da trẻ giúp trị mẩn ngứa
Ngò gai được sử dụng trong bài thuốc chữa mụn bọc, mụn trứng cá
Bài thuốc kết hợp ngò gai, ngải cứu, cúc tần và gừng tươi hỗ trợ chữa cảm cúm
Bài thuốc kết hợp lá ngò tàu, sả, tía tô và gừng giúp chữa đau bụng, tiêu chảy
Bài thuốc ngò gai kết hợp với gừng chữa đầy hơi, bụng khó chịu do ăn nhiều chất đạm
Ngò gai không chỉ là loại rau được sử dụng trong bữa hàng ngày của nhiều gia đình, mà còn là một vị thuốc với nhiều công dụng như kháng khuẩn, kháng viêm, chữa cảm lạnh. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng ngò gai
Bài viết trên đã cung cấp những tác dụng, bài thuốc chữa bệnh và lưu ý khi sử dụng cây ngò gai. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Link nội dung: https://stt.edu.vn/cay-ngo-gai-a73629.html